Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, trẻ em nên biết khoảng 300 từ và tối thiểu là 25 từ phổ biến nhất trước hai tuổi.
Các từ và cụm từ được liệt kê bao gồm các đồ chơi, thực phẩm, động vật và dĩ nhiên là bao gồm các từ thông dụng nhất với trẻ là “mẹ”, “ba” và “tạm biệt”.
Danh sánh từ vựng đưa ra nhằm phát hiện khả năng phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ khi trưởng thành. 25 từ tối thiểu được lấy ra từ một danh sách 310 từ nên có trong vốn từ vựng của trẻ em do các bậc phụ huynh tham gia xây dựng, góp ý.
Kết quả các cuộc khảo sát phát triển ngôn ngữ của các nhà khoa học Mỹ cho thấy một đứa trẻ bình thường sẽ biết được khoảng từ 75 đến 225 từ và trung bình là khoảng 150 từ theo số liệu thống kê. Hiệp hội vì sự phát triển khoa học của Mỹ (American Association for the Advancement of Science) khuyến cáo rằng bố mẹ trẻ nên lưu tâm nếu con mình đến hai tuổi vẫn chỉ biết được khoảng năm mươi từ hoặc ít hơn.
Giáo sư Leslie Rescorla, người lập ra danh sánh từ vựng để khảo sát cho biết:
“Nếu trẻ không sử dụng được hầu hết các từ thông dụng này sau 24 tháng tuổi thì có thể chúng mắc bệnh chậm nói”.
Một số trẻ em chỉ đơn giản là do chậm nói nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng nếu các em vẫn phát triển bình thường ở các mặt khác mà nên cần quan tâm, khích lệ trẻ nhiều hơn.Nhưng nếu trẻ vẫn đang gặp khó khăn khi phát âm thì cần xem xét các phương pháp chẳn hạn như trị liệu ngôn ngữ.
Một hội thảo ở Vancouver cũng cho biết có khoảng 20% trẻ em hai tuổi nói chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Trong số trẻ nói chậm này có khoảng một phần ba đến một nửa số em sẽ phát triển bình thường ở những năm sau đó tuy nói muộn hơn một chút.
Nhưng trong số còn lại trẻ có thể gặp vấn đề về ngôn ngữ, nhẹ thì là chậm nói đến gặp khó khăn khi đọc nặng hơn có thể do trẻ mắc bệnh điếc bẩm sinh hoặc tự kỷ.
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Rescorla thuộc đại học Bryn Mawr ở Pennsylvania đã theo dõi 78 đứa trẻ hai tuổi chậm nói trong vòng mười lăm năm.
Thống kê cho thấy một nửa trong số đó sau đó đã nói thành thạo và phát triển bình thường. Đến năm 17 tuổi vốn từ vựng của họ ở mức khá hoặc trung bình nhưng vẫn không tốt bằng những người cùng độ tuổi. Họ thường gặp vấn đề trong việc phát âm những từ khó nhớ, phức tạp hoặc nói lại các từ, câu, các con số được nghe.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng các bậc phụ huynh nên quan tâm và nói chuyện với trẻ hơn là cho trẻ xem ti vi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất và sự tương tác với trẻ là rất quan trọng để giúp chúng giải quyết các rắc rối trong phát âm.