Đi đầu trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên

06:27, 25/12/2021

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên có chức năng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đại học, sau đại học cho các địa phương trong cả nước, đặc biệt là khu vực trung du, miền núi phía Bắc; bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các cấp; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, vượt qua khó khăn, thách thức, Trường đã từng bước vươn lên phát triển về mọi mặt, dần khẳng định được vai trò, vị thế của một trường đại học hàng đầu của cả nước trong đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đóng góp to lớn, xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Đội ngũ giảng viên của Trường ngày một lớn mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu xã hội, đặc biệt là công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. Đến tháng 7-2021, tổng số viên chức, người lao động của Nhà trường là 449 người; trong đó, đội ngũ giảng viên, giáo viên là 303 người, số giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên là 165 người (trong đó có 1 giáo sư, 37 phó giáo sư) chiếm tỷ lệ trên 54%.

Năm 2021, trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để giúp các giáo viên thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên phổ thông cốt cán thực hiện mô đun 4 “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học/THCS/THPT”; mô đun 5 “Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học cho học sinh tiểu học/THCS/THPT”, và mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT”. Bằng hình thức bồi dưỡng trực tiếp qua lớp học ảo trên hệ thống LMS thông qua mô hình tổ chức 7:2:7, Trường đã bồi dưỡng cho gần 3.200 giáo viên cốt cán cấp tiểu học, THCS, THPT của 8 tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình.

Bằng kinh nghiệm và kiến thức phong phú, sự am hiểu sâu về phổ thông, cùng với phong thái và phương pháp sư phạm tốt, các giảng viên sư phạm chủ chốt của Trường đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để các nội dung bài dạy được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, giúp cho các giáo viên phổ thông cốt cán lĩnh hội được các kiến thức bổ ích về xây dựng Kế hoạch giáo dục của Nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (gồm Kế hoạch dạy học môn học và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục); xây dựng được Kế hoạch giáo dục cá nhân; kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phân tích, đánh giá được kế hoạch bài dạy thông qua trường hợp thực tiễn; xây dựng được kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.

Ngoài ra, các giáo viên phổ thông cốt cán đã thành thạo việc ứng dụng công nghệ thông tin để tổ trong giảng dạy; các phần mềm hỗ trợ như Padlet, Google Docs, Kahoot hoặc Quizziz đã được thầy cô làm quen và sử dụng. Bên cạnh đó, các giáo viên cốt cán cũng đã lĩnh hội được các kiến thức trong công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học; hỗ trợ cho đồng nghiệp của mình trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông.

 



các chủ đề speaking ielts thường gặp