Thời gian qua, trong khi huy động vốn của khối các ngân hàng nước ngoài giảm mạnh, thì huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong nước lại tăng đáng kể. Qua đó giúp ngành Ngân hàng tỉnh giữ được đà tăng huy động vốn.
Tính đến cuối tháng 7, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong nước tại Thái Nguyên tăng 7.474 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cuối năm 2022. |
Cụ thể, huy động vốn của khối các ngân hàng nước ngoài giảm 5.713 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 66%.
Đối với các tổ chức tín dụng trong nước, huy động vốn tăng 7.474 tỷ đồng (tăng gần 9% so với cuối năm 2022). Trong đó, khối các ngân hàng thương mại Nhà nước và TMCP Nhà nước có mức huy động vốn tăng 3.332 tỷ đồng (tăng 5,51%); khối các ngân hàng TMCP khác tăng 4.080 tỷ đồng (tăng 14,49%); các quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tăng 62 tỷ đồng (tăng gần 4,5%).
Như vậy, tính đến cuối tháng 7, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 97.535 tỷ đồng (tăng 1,71% so với cuối năm 2022); dư nợ cho vay đạt 85.512 tỷ đồng. Ước đến cuối tháng 8, nguồn vốn huy động đạt 98.000 (tăng 2,06% so với cuối năm 2022); dư nợ cho vay ước đạt 86.100 tỷ đồng (tăng 3,91%).
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thái Nguyên: Con số tăng trưởng trên cho thấy, tiền trong nhân dân vẫn khá dồi dào. Tuy nhiên, trong khi lãi suất liên tục được điều chỉnh giảm và tín dụng cho vay tăng trưởng rất thấp, chỉ tăng 3,2% so với cuối năm 2022, huy động vốn trong dân cư vẫn tăng cao, cho thấy hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và người dân có nhiều hạn chế.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin