Với chính sách đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất chè nguyên liệu gắn với chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đến nay, diện tích chè giống mới của tỉnh Thái Nguyên đã chiếm 82,7%.
Hợp tác xã chè La Bằng (Đại Từ) là một trong những đơn vị đi đầu về sản xuất chè theo hướng hữu cơ, an toàn. |
Toàn tỉnh hiện có trên 4.300ha chè được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; 76ha chè được cấp chứng nhận UTZ Certified; diện tích chè hữu cơ đạt 76ha.
Ngoài ra, Thái Nguyên đã xây dựng được 31 mã số vùng trồng theo TCCS 774:2020/BVTV và được định vị trên hệ thống toàn cầu GPS. Theo đó, sản lượng chè búp tươi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn, hữu cơ chiếm 16% tổng sản lượng chè của tỉnh, với giá trị sản xuất cao hơn 15-25% so với sản xuất thông thường.
Đặc biệt, hiện nay, Thái Nguyên có hình thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè rất đa dạng. Trên địa bàn tỉnh có 91.000 hộ sản xuất chè, với 256 làng nghề, 914 đơn vị sản xuất, kinh doanh chè (gồm: 38 doanh nghiệp, 161 hợp tác xã, 1 liên hiệp hợp tác xã và 714 tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất chè an toàn VietGAP, hữu cơ); còn lại là các nông hộ quy mô nhỏ tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh chè…
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin