Khi đất trời “vắt nửa mình sang Thu” cũng là lúc sắc vàng của lúa rải khắp các sườn đồi Mù Cang Chải. Những thửa ruộng bậc thang rực rỡ, óng ả trải dài ngút tầm mắt cùng nét văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây là những điểm nhấn, như tiếng gọi thiết tha với du khách muôn phương.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm ở độ cao khoảng 2.000m so với mực nước biển, ở khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với những ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Từ TP. Yên Bái, du khách sẽ trải qua hành trình 180km với nhiều đoạn đường đèo dốc quanh co để đến Mù Cang Chải. Tuy nhiên, khung cảnh tuyệt đẹp của vùng núi Tây Bắc mùa lúa chín sẽ không làm du khách thất vọng.
Xao xuyến mùa vàng trên Mù Cang Chải
Muốn tận mắt ngắm những thửa ruộng bậc thang, du khách thường phải di chuyển bằng xe ôm của người dân bản địa qua những con đường nhỏ hẹp.
Khi những ánh nắng Thu nhè nhẹ bao phủ cũng là lúc Mù Cang Chải bước vào mùa lúa chín. Những trái tim yêu du lịch lại thổn thức, tìm đến xứ sở mộng mơ này. Mùa lúa chín ở Mù Cang Chải đẹp nhất là từ khoảng cuối tháng 9 đến hết tháng 10 với những thửa ruộng bậc thang tuyệt tác của núi rừng Tây Bắc.
Rừng, núi, mây trời và ruộng bậc thang như hòa vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa nên thơ vừa hùng vĩ. Bức ảnh “Vân Núi” của nhà báo, nhiếp ảnh gia Thanh Miền (Báo Yên Bái) đoạt Huy chương Vàng tại Cuộc thi ảnh Quốc tế năm 2020.
Hằng năm, vào thời điểm mùa lúa chín, Mù Cang Chải lại thu hút hàng vạn du khách cả trong và ngoài nước.
Du khách hào hứng “check in” bên những thửa ruộng bậc thang đẹp mê mẩn.
Ruộng bậc thang Mâm xôi - "Công trình kiến trúc nghệ thuật" mang đầy tính sáng tạo của đồng bào Mông tại bản Hán Xung, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Bức ảnh “Bên mâm vàng” chụp khu ruộng bậc thang Mâm xôi của nhà báo, nhiếp ảnh gia Thanh Miền (Báo Yên Bái) đoạt Giải đồng tại Cuộc thi ảnh Quốc tế năm 2020.
Xã La Pán Tẩn là nơi có nhiều ruộng bậc thang nhất huyện Mù Cang Chải với trên 700ha. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc H’Mông. Những năm gần đây, nhờ phát triển du lịch mà cuộc sống của đồng bào có nhiều khởi sắc.
Người dân nơi đây rất hiền hòa, mến khách.
Khu vực đồi Mâm xôi còn có nhiều cánh đồng hoa hấp dẫn du khách.
Đầu Thu là thời điểm rất lý tưởng để du khách đến với Mù Cang Chải vì thời tiết dễ chịu, se lạnh và không khí trong lành, thoáng đãng.
Những con người nơi đây luôn nỗ lực cải tạo thiên nhiên và thiên nhiên cũng ban tặng cho họ những món quà quý giá. Trong ảnh: Đồng bào dân tộc thu hoạch lúa trên những thửa ruộng bậc thang đã chín vàng vào thời điểm cuối tháng 10.
Không chỉ được ngắm cảnh lúa chín tuyệt đẹp, đến Mù Căng Chải, du khách còn được tìm hiểu văn hóa, phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Trong ảnh: Phụ nữ H’Mông thêu thùa những chiếc khăn, túi để làm quà lưu niệm bán cho du khách.
Vùng “Tam Hợp” là cách gọi quen thuộc của nhiều người khi nói về 3 xã Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành (Phú Lương). Tổng diện tích rừng sản xuất của 3 xã là gần 2 nghìn ha, đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi ong mật phát triển.
Theo kế hoạch, Lễ công bố thành lập TP. Phổ Yên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần 3) được tổ chức vào ngày 9-10 tới tại Quảng trường Vạn Xuân. Những ngày gần đây, Phổ Yên gấp rút hoàn thành các công trình xây dựng và chỉnh trang đô thị để chào đón ngày Lễ trọng đại.
Thanh niên mang trên mình sứ mệnh góp sức trẻ dựng xây đất nước. Các hoạt động của đoàn viên thanh niên tỉnh Thái Nguyên thời gian gần đây phần nào thể hiện được sứ mệnh đó, với mục tiêu vì cộng đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Những ngày qua, các hoạt động của đoàn viên thanh niên càng sôi nổi hơn, thiết thực chào mừng Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022-2027, sẽ được tổ chức ngày 10 và 11-10.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 32,4 nghìn người dân tộc Dao, là 1 trong 8 dân tộc thiểu số có dân số lớn, được phân bố ở cả 9 huyện, thành phố, tập trung quần cư thành bản làng tại các huyện: Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai và Đồng Hỷ. Sinh sống lâu đời ở Thái Nguyên, đồng bào dân tộc Dao đã tạo dựng được đời sống vật chất, tinh thần đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Trải qua 60 năm kể từ ngày thành lập, TP. Thái Nguyên đã và đang phát triển ngày càng khang trang, hiện đại, diện mạo đô thị đổi thay nhanh chóng.Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập thành phố, Báo Thái Nguyên trân trọng giới thiệu một số hình ảnh TP. Thái Nguyên xưa và nay.
Chỉ còn khoảng ngót 20 ngày nữa, thành phố Thái Nguyên sẽ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập (19/10/1962 – 19/10/2022). Trong suốt hành trình 60 năm xây dựng và phát triển, thành phố đã trải qua nhiều thăng trầm. Những phận người nơi đây cũng vậy. Trong những “hỉ, nộ, ái , ố” mỗi ngày ở thành phố 60 năm tuổi này, điều chúng tôi muốn lưu giữ lại nhất chính là niềm vui, nụ cười của từng người.
Đến ngày 27-9, các vận động viên (VĐV) của 11 đoàn huyện, thành phố và đơn vị trong tỉnh hoàn thành tất cả các môn thi đấu của Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX năm 2022. Đại hội có 17 môn thi đấu, nhiều nội dung thu hút sự quan tâm theo dõi của người hâm mộ, lan tỏa tinh thần thể thao sôi nổi, rộng khắp trên toàn tỉnh.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin