Làm Cao Lâu dưới chân núi Nản

Mạnh Hùng 15:59, 18/08/2024

Dưới chân núi Nản ở tổ dân phố Phố Núi, thị trấn Chợ Chu (Định Hoá), có một nghề thủ công truyền thống: Nghề làm mỳ gạo hay còn được gọi là Cao Lâu. Mỳ ở đây làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên có hương vị đặc biệt, giá bán cao gấp đôi mỳ thông thường (42 đến 45 nghìn đồng/kg). Huyện Định Hóa đang mong muốn xây dựng mỳ gạo này thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Cao Lâu hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công. Nhiệt độ trong lò luôn ở mức cao, bột được làm chín trong nồi hấp.
Cao Lâu hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công. Nhiệt độ trong lò luôn ở mức cao, bột được làm chín trong nồi hấp.
Cao Lâu tráng 2 lớp nên hoàn toàn khác với mỳ làm bằng máy chỉ có 1 lớp.
Cao Lâu tráng 2 lớp nên hoàn toàn khác với mỳ làm bằng máy chỉ có 1 lớp.
Dù được tráng 2 lớp, nhưng Cao Lâu vẫn đảm bảo mềm, dai và mướt, mỏng.
Dù được tráng 2 lớp, nhưng Cao Lâu vẫn đảm bảo mềm, dai và mướt, mỏng.
Để làm Cao Lâu, gạo sẽ được ngâm trước khi xay bột 2 - 3 tiếng.
Để làm Cao Lâu, gạo sẽ được ngâm trước khi xay bột 2 - 3 tiếng.
Mỗi lần cho bột cách nhau khoảng 20 giây, đợi đến khi bánh phồng đều là chín.
Mỗi lần cho bột cách nhau khoảng 20 giây, đợi đến khi bánh phồng đều là chín.
 
Bánh sau khi tráng xong cho ra phên tre, phơi ra nắng.
Bánh sau khi tráng xong cho ra phên tre, phơi ra nắng.
Bánh sau khi được phơi đến độ khô nhất định sẽ được tách rời ra từng cái, ép phẳng trước khi mang đi thái sợi.
Bánh sau khi được phơi đến độ khô nhất định sẽ được tách rời ra từng cái, ép phẳng trước khi mang đi thái sợi.
Phơi được nắng sẽ làm Cao Lâu thơm và đẹp mắt hơn.
Phơi được nắng sẽ làm Cao Lâu thơm và đẹp mắt hơn.
Cao Lâu làm theo phương pháp thủ công có giá cao gần gấp đôi các loại mỳ tráng bằng máy. Hàng làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên do ngày công không cao nên nhiều người trong xóm đi làm công nhân tại các nhà máy, khu công nghiệp mà bỏ nghề truyền thống.
Cao Lâu làm theo phương pháp thủ công có giá cao gần gấp đôi các loại mỳ tráng bằng máy. Hàng làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên do ngày công không cao nên nhiều người trong xóm đi làm công nhân tại các nhà máy, khu công nghiệp mà bỏ nghề truyền thống.