Liên hợp quốc cảnh báo về mạng sống mong manh của hàng triệu trẻ em trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường tài trợ cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em là một trong những khoản đầu tư tốt nhất cho tương lai.
Ngày 12-6, hơn 48 triệu cử tri Pháp được kêu gọi đi bỏ phiếu vòng một cuộc bầu cử Quốc hội (Hạ viện). Diễn ra vào thời điểm có nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, liên minh tranh cử của Tổng thống Emmanuel Macron được dự báo khó có khả năng giành đa số tuyệt đối.
Hội nghị Bộ trưởng về nước và vệ sinh (SMM) năm 2022 đang diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia, với sự tham gia của hơn 70 bộ trưởng các nước trên thế giới. Hội nghị bày tỏ quan ngại về an ninh nguồn nước toàn cầu, nhất là trong hơn hai năm vật lộn với dịch COVID-19, vấn đề này bị coi nhẹ.
Mất cân đối cung cầu cùng những bất ổn địa chính trị liên quan đến điểm nóng Ukraine đẩy giá dầu tăng mạnh, từ mức 70 USD/thùng hồi cuối năm 2021 lên gần 100 USD/thùng. Điều này sẽ gây ra những tác động lớn đối với kinh tế toàn cầu và với từng quốc gia, nhất là những nước nhập khẩu ròng nhiên liệu xăng, dầu.
Với tình hình hiện tại, Paris có lợi ích rất quan trọng về kinh tế, văn hóa, quân sự, đặc biệt là việc bán vũ khí ở Trung Đông. Do đó, Pháp có ý định tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của mình trong khu vực, vì vị trí và diễn biến có thể phát sinh sau khi Mỹ rút khỏi khu vực.
Tiệc tùng thâu đêm tại câu lạc bộ, ngồi chạm tay trong rạp chiếu phim, không đeo khẩu trang nơi công cộng là những động thái một số quốc gia đang áp dụng để nới lỏng hạn chế COVID-19 với kỳ vọng làn sóng dịch do biến thể Omicron có thể đã qua đỉnh.
Khi cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng leo thang, đã có nhiều thông tin cho rằng Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét các biện pháp trừng phạt công nghệ đối với Nga, đặc biệt liên quan đến chip bán dẫn.