Các đại biểu trả lời chất vấn về vấn đề cử tri quan tâm

18:25, 14/12/2012

LTS: Trong phiên họp ngày thứ 3, các đại biểu HĐND tỉnh đã họp tại Hội trường để chất vấn và nghe các ngành liên quan trả lời chất vấn những vấn đề cử tri quan tâm. Báo Thái Nguyên lược ghi tóm tắt trả lời chất vấn của các ngành về các nội dung nêu trên tại phiên họp này.

 

*Về vấn đề một số mỏ khai thác khoáng sản chưa ký hợp đồng khai thác thuê đất và bàn giao đất đã đi vào khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản?

 

Ông Đoàn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 51 mỏ được thuê đất để thực hiện dự án khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản. Qua rà soát, hiện nay còn 3 mỏ chưa bàn giao đất, chưa ký hợp đồng thuê đất đã đi vào khai thác, chế biến khoáng sản. Sở Tài nguyên và Môi trường đang tích cực phối hợp với các ngành, UBND các huyện kiểm tra, rà soát, đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; sớm hoàn thiện hồ sơ để bàn giao đất, ký hợp đồng thuê đất và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; báo cáo UBND tỉnh quyết định thu hồi đất đối với những diện tích đất vi phạm, đặc biệt là các dự án sử dụng đất sai mục đích, dự án chậm thực hiện gây bức xúc trong nhân dân.

 

*Về tiến độ hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn sau tiếp nhận và lộ trình cải tạo lưới điện cho nhân dân huyện Phú Bình.

 

Ông Đinh Hoàng Dương, Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên (CTĐLTN): Tính đến hết năm 2010, CTĐLTN đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn huyện Phú Bình với khối lượng 375,2 km đường dây hạ thế, giá trị vốn hoàn trả 2.639,7 triệu đồng. Do CTĐLTN là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng CTĐL miền Bắc nên việc bố trí vốn hoàn trả do Tổng CTĐL miền Bắc và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện. Công ty đã có các văn bản xin cấp vốn hoàn trả lưới điện hạ áp nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó có số vốn trên của huyện Phú Bình. Đến nay, CTĐL miền Bắc đã báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và xin Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn để hoàn trả số tiền trên. Ngay sau khi được Tổng CTĐL miền Bắc cấp vốn hoàn trả, CTĐLTN sẽ có văn bản thông báo mời các địa phương đến làm thủ tục nhận tiền hoàn trả.

 

Về lộ trình cải tạo, sửa chữa lưới điện sau tiếp nhận, ông Đinh Hoàng Dương cho biết: Do lưới điện hạ thế của huyện Phú Bình sau khi tiếp nhận là lưới điện cũ, không đảm bảo an toàn trong vận hành. Từ năm 2009 đến nay, Công ty đã có nhiều cố gắng khắc phục đầu tư, cải tạo, sửa chữa với tổng giá trị vốn là 18,143 tỷ đồng. Hiện, Công ty đang khẩn trương triển khai các dự án IVO; Re2.4; Re2.5; KFWW. Khi các dự án này khởi công sẽ tiến hành cải tạo, xây dựng mới 227 km đường dây hạ thế trong toàn huyện.

 

Về vấn đề khách hàng khó tiếp cận vốn vay của các ngân hàng thương mại  

 

Ông Lê Quang Huy, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên: Ngân hàng luôn tạo điều kiện để khách hàng được vay vốn sản xuất, kinh doanh khi đủ điều kiện. Chỉ có những khách hàng không đảm bảo các điều kiện sau sẽ không tiếp cận được vốn ngân hàng: Thứ nhất, doanh nghiệp (DN) có tình hình tài chính không lành mạnh, minh bạch; một số DN bị thua lỗ, có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, hoặc không có tài sản đảm bảo, phương án sản xuất, kinh doanh không khả thi. Thứ hai, vốn tự có của các DN còn hạn chế, vốn luân chuyển, chủ yếu là vốn vay. Thứ ba, DN không luân chuyển được hàng hóa, tồn kho cao, công nợ phải thu cao, chứa đựng nhiều rủi ro, mất vốn. Thứ tư, DN không ký được hợp đồng kinh tế mới, hầu như vay dùng để trả nợ nên không luân chuyển được vốn. Thiếu chiến lược cho sự phát triển bền vững, đầu tư còn tràn lan. Thứ năm, khả năng hấp thụ vốn của các DN hiện nay rất yếu. Các DN do sản xuất, kinh doanh ngưng trệ nên chưa muốn vay thêm để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

 

Về vấn đề nợ xấu, ông Lê Quang Huy giải trình: Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn là 1,11%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước. Điều này cho thấy, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác thẩm định, xét duyệt cho vay nên đã hạn chế rủi ro, phát sinh. Tuy nhiên, ngành Ngân hàng không chủ quan và xác định không che giấu nợ xấu. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vẫn còn nhiều trong năm 2013, vì vậy, sẽ tiềm ẩn khả năng khách hàng không trả được nợ và lãi vay, dẫn đến làm gia tăng nợ xấu. Vì theo quy định của ngành, khi khách hàng phát sinh một món nợ xấu, thì toàn bộ dư nợ của khách hàng đó sẽ chuyển sang theo dõi và xử lý ở nhóm nợ xấu. Nên tỷ lệ nợ xấu có thể sẽ cao hơn năm 2012, nhưng ngành Ngân hàng sẽ phấn đấu để kiểm soát nợ xấu trong giới hạn cho phép…

 

Về giải pháp cho việc xây dựng nhà ở, quy hoạch đất ở cho công nhân viên chức lao động và người có thu nhập từ trung bình trở xuống

 

 


Đồng chí Đặng Viết Thuần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
trả lời như sau: Cùng với thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện thành công Chương trình hỗ trợ của hợp phần SDU (Bộ Xây dựng) trong việc tài trợ cải tạo nhà ở chung cư 4 tầng tại T.X Sông Công, tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch 6 khu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người thu nhập thấp vùng đô thị, trong đó đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp tại T.X Sông Công với diện tích 18ha, quy mô dân số khoảng 7 đến 8 nghìn người; quy hoạch khu tái định cư và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Điềm Thụy (Phú Bình) với diện tích 18ha, quy mô dân số khoảng 2.500 người. Để thực hiện các Chương trình trên, UBND tỉnh đã tổng hợp, báo cáo nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi với Bộ Xây dựng với số tiền khoảng 1.230 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh tăng cường công tác thu hút đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê… đối với các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo hình thức xã hội hóa…

 

Đối với  việc thống kê số liệu về chỉ tiêu giải quyết việc làm của tỉnh

 

Bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội cho biết: Qua báo cáo kết quả giải quyết việc làm của các địa phương, dự kiến năm 2012, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 22.260 người. Trong đó, giải quyết việc làm trong tỉnh, trong nước là 19.810 người; từ vay vốn quỹ Quốc gia về việc làm (vốn 120) là 1.250 người; xuất khẩu lao động là 1.200 người. Trong tháng 11 và 12, Ban Chỉ đạo giải quyết việc làm và dạy nghề tỉnh đã tổ chức Đoàn liên ngành giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề tại 9 huyện, thành, thị. Kết quả cho thấy, việc tổ chức thực hiện chỉ tiêu việc làm mới được các địa phương theo dõi cụ thể, chỉ rõ kết quả giải quyết việc làm trong, ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động hay từ thực hiện vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

 

Về việc các nông, lâm trường quản lý và sử dụng đất kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương

 

 

Đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời: Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian tới, các nông, lâm trường thuộc UBND tỉnh quản lý, tỉnh sẽ đầu tư kinh phí để đo đạc, lập bản đồ địa chính phần diện tích đất chưa được đo để làm cơ sở tiến hành rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất các nông, lâm trường. Còn các nông, lâm trường trực thuộc các tổng công ty Trung ương và Công ty cổ phần đề nghị các Bộ chủ quản và công ty cổ phần bố trí kinh phí để thực hiện. Cùng với đó là quy định thời gian cụ thể cho các nông lâm trường xây dựng kế hoạch rà soát, lập quy hoạch sử dụng diện tích đất thực sự có nhu cầu sử dụng và trả lại địa phương diện tích không sử dụng; quy định rõ giám đốc các nông, lâm trường phải chịu trách nhiệm trong việc rà soát đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) đất và trách nhiệm trong công tác sử dụng đất, đặc biệt đối với diện tích đất sử dụng không hiệu quả. Tỉnh cũng yêu cầu phải thực hiện ngay việc rà soát, cấp GCNQSD; giao cơ quan chức năng tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các nông, lâm trường để có cơ sở xử lý. Đối với diện tích đất sử dụng không hiệu quả, diện tích đất không sử dụng, diện tích đất không chuyển sang thuê đất, giao đất theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ thì kiên quyết thu hồi…

 

Về giải pháp cho việc xây dựng nhà ở, quy hoạch đất ở cho công nhân viên chức lao động và người có thu nhập từ trung bình trở xuống

 

 Đồng chí Đặng Viết Thuần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời như sau: Cùng với thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số167 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện thành công Chương trình hỗ trợ của hợp phần SDU (Bộ Xây dựng) trong việc tài trợ cải tạo nhà ở chung cư 4 tầng tại T.X Sông Công, tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch 6 khu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người thu nhập thấp vùng đô thị, trong đó đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp tại T.X Sông Công với diện tích 18ha, quy mô dân số khoảng 7 đến 8 nghìn người; quy hoạch khu tái định cư và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Điềm Thụy (Phú Bình) với diện tích 18ha, quy mô dân số khoảng 2.500 người. Để thực hiện các Chương trình trên, UBND tỉnh đã tổng hợp, báo cáo nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi với Bộ Xây dựng với số tiền khoảng 1.230 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh tăng cường công tác thu hút đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê… đối với các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo hình thức xã hội hóa…

 

Đối với  việc thống kê số liệu về chỉ tiêu giải quyết việc làm của tỉnh, bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội cho biết: Qua báo cáo kết quả giải quyết việc làm của các địa phương, dự kiến năm 2012, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 22.260 người. Trong đó, giải quyết việc làm trong tỉnh, trong nước là 19.810 người; từ vay vốn quỹ Quốc gia về việc làm (vốn 120) là 1.250 người; xuất khẩu lao đông là 1.200 người. Trong tháng 11 và 12, Ban Chỉ đạo giải quyết việc làm và dạy nghề tỉnh đã tổ chức Đoàn liên ngành giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề tại 9 huyện, thành, thị. Kết quả cho thấy, việc tổ chức thực hiện chỉ tiêu việc làm mới được các địa phương theo dõi cụ thể, chỉ rõ kết quả giải quyết việc làm trong, ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động hay từ thực hiện vay vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm.

 

Về việc các nông, lâm trường quản lý và sử dụng đất kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương

 

 Đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời: Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian tới, các nông lâm trường thuộc UBND tỉnh quản lý, tỉnh sẽ đầu tư kinh phí để đạc lập bản đồ địa chính phần diện tích đất chưa được đo địa chính để làm cơ sở tiến hành rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất các nông, lâm trường. Còn các nông, lâm trường trực thuộc các tổng công ty Trung ương và Công ty cổ phần đề nghị các Bộ chủ quản và công ty cổ phần bố trí kinh phí để thực hiện. Cùng với đó là quy định thời gian cụ thể cho các nông lâm trường xây dựng kế hoạch rà soát, lập quy hoạch sử dụng diện tích đất thực sự có nhu cầu sử dụng và trả lại địa phương diện tích không sử dụng; quy định rõ giám đốc các nông, lâm trường phải chịu trách nhiệm trong việc rà soát đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSD) đất và trách nhiệm trong công tác sử dụng đất, đặc biệt đối với diện tích đất sử dụng không hiệu quả. Tỉnh cũng yêu cầu phải thực hiện ngay việc rà soát, cấp GCN; giao cơ quan chức năng tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các nông lâm trường để có cơ sở xử lý. Đối với diện tích đất sử dụng không hiệu quả, diện tích đất không sử dụng, diện tích đất không chuyển sang thuê đất, giao đất theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ thì kiên quyết thu hồi…

 

Đối với việc quản lý sản lượng sản xuất, khai thác chế biến khoáng sản ngoài hình thức tự khai của các doanh nghiệp

 

Ông Đoàn Văn Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau: Yêu cầu các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện đúng các quy định tại điều 63 của Luật Khoáng sản năm 2010. Theo đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản và các số liệu, tài liệu báo cáo của doanh nghiệp. Đồng thời, đơn vị sẽ phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển khoáng sản. Tại các huyện có khoáng sản, lắp đặt các trạm cân tại các vị trí phù hợp và yêu cầu doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi vận chuyển đi tiêu thụ phải đi qua trạm cân để kiểm tra.

 

Về giải pháp đối với người lao động bị mất việc làm

 

 

 

Đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên Ban Thường Vụ tỉnh ủy cho biết: Tính đến hết ngày 12/12, có 2.729 người lao động đăng ký thất nghiệp, trong đó số lao động trong tỉnh là 1.624 người, tăng hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2011. Các lao động đăng ký thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng (hiện số lao động đã hoàn thiện hồ sơ để hưởng bảo hiểm là 2.242 người với kinh phí là 16,96 tỷ đồng). Bên cạnh đó, tỉnh đã tiến hành trợ cấp mất việc làm cho người lao động và tăng cường hoạt động giới thiệu việc làm, dạy nghề. Người lao động thất nghiệp được hỗ trợ kinh phí học nghề và lựa chọn ngành nghề phù hợp với nguyện vọng.

 

 Về giải quyết tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội

 

Đồng chí Ma Thị Nguyệt cho biết: Năm 2012, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội (BHXH) tại 22 doanh nghiệp, đưa ra 98 kiến nghị, trong đó 17 kiến nghị liên quan đến nợ đọng BHXH, ban hành 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo về lĩnh vực BHXH. Theo đó là phối hợp kiểm tra liên ngành về việc thực hiện pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội tại 68 doanh nghiệp, đưa ra 92 kiến nghị về việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động và nợ đọng BHXH, ban hành 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo về lĩnh BHXH. Đồng thời tổ chức 18 lớp tuyên truyền pháp luật lao động, Luật BHXH cho trên 1.500 người lao động và người sử dụng lao động của 80 doanh nghiệp tham gia. Đối với các doanh nghiệp quá khó khăn, phải tạm thời thu hẹp sản xuất, tạm dừng sản xuất kinh doanh, giảm chỗ làm việc, UBND tỉnh ban hành quyết định tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Về tình trạng “lạm thu” trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh

 

Đồng chí Bùi Đức Cường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh, hằng năm ngành Giáo dục đều ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm túc mức thu, chế độ miễn giảm học phí. Ngành đã ban hành văn bản chấn chỉnh tình trạng “lạm thu” trong các cơ sở giáo dục ngay từ đầu năm học. Trong thời gian tháng 9, 10, Sở đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học và việc thu, chi của các nhà trường để chấn chỉnh nếu có vi phạm. Khi các đơn vị có sai phạm hoặc đơn thư phản ánh của phụ huynh học sinh, nhân dân, Sở đều chỉ đạo thanh tra, kiểm tra xác minh cụ thể để chỉ đạo giải quyết. Nếu các khoản thu không đảm bảo nguyên tắc thì các trường không được sử dụng mà phải trả lại phụ huynh học sinh. Sở yêu cầu các trường nghiêm cấm việc tuỳ tiện lập các quỹ ép học sinh đóng góp với danh nghĩa tự nguyện. Các trường lập quỹ trái phép hoặc đặt ra các khoản thu không đúng với quy định hoặc sử dụng không đúng mục đích tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật người đứng đầu đơn vị theo quy định. Thực tế ngành Giáo dục đã chỉ đạo xử lý một số đơn vị.

 

Về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở ăn uống và các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh

 

Đồng chí Bùi Văn Hoan, Giám đốc Sở Y tế trả lời như sau: Tính đến hết tháng 11/2012 trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ ngộ độc thực phẩm với 631 người mắc, trong đó 373 người đi viện, không có trường hợp nào tử vong. Nguyên nhân là do lãnh đạo chính quyền một số địa phương chưa thực sự coi việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mình, lãnh đạo đơn vị có tổ chức bếp ăn tập thể, các chủ cơ sở dịch vụ ăn uống chưa nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân trong việc xảy ra ngộ độc thực phẩm. Công tác tuyên truyền về vấn đề này chưa có chiều sâu. Không có chế tài xử phạt đối với các hộ để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Do thói quen ăn uống mất vệ sinh của một số cá nhân, công tác vệ sinh môi trường kém. Bên cạnh đó công tác kiểm tra chỉ được tiến hành thường xuyên ở tuyến tỉnh. Song việc thanh, kiểm tra xử lý chưa nghiêm, chưa đủ dăn đe đối với các cơ sở. Thời gian tới ngành Y tế tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho chính quyền địa phương bắt buộc các hộ gia đình có đám cỗ cam kết với chính quyền trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường lấy mẫu thực phẩm, phân tích, thông báo và dự báo ngay nguy cơ đối với an toàn thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Nếu có xảy ra ngộ độc thực phẩm sẽ làm rõ nguyên nhân quy trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Về việc thi hành bản án số 25/2011/DS-ST ngày 19/7/2011 của Toà án Nhân dân T.P Thái Nguyên

 

Ông Dương Văn Quyết, Cục trưởng Cục thi hành án Dân sự  (THADS) trả lời: Bản án DS của Toà án Nhân dân T.P Thái Nguyên giữa nguyên đơn là bà Đinh Thị Thế, tổ 4B, phường Phố Cò,  T.X Sông Công và bị đơn là Thanh tra tỉnh, người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Bình Định, Chánh Thanh tra tỉnh. Theo quyết định của bản án, buộc Thanh tra tỉnh phải có trách nhiệm trả cho bà Thế số tiền cả gốc lẫn lãi là 25,843 triệu đồng và án phí sơ thẩm là 1,290 triệu đồng; ngoài ra nếu không thanh toán còn phải trả lãi suất hàng tháng cho bà Thế theo mức lãi suất ngân hàng. Bản án có hiệu lực, bà Thế yêu cầu Chi cục THADS thành phố thi hành bản án. Chi cục THADS tiến hành THA theo quy định của pháp luật, nhưng cơ quan Thanh tra mà đại diện là Chánh thanh tra tỉnh vẫn khẳng định không có trách nhiệm THA, không chấp hành Quyết định của Chi cục THADS. Việc không chấp hành bản án là thể hiện tính không nghiêm minh của pháp luật. Do việc ông Định, người đại diện theo pháp luật cho cơ quan phải THA không thực hiện quyết định của bản án, Chi cục đã báo cáo lên Cục THADS. Sau khi xem xét, bên phải THA là Thanh tra tỉnh, người đại diện là ông Phạm Bình Định thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Cục đã có văn bản báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực TỈnh uỷ. Chi cục THADS T.P đã tiến hành xác minh điều kiện THA nhưng Thanh tra tỉnh không có điều kiện thi hành bản án, ngoài số tiền có trong tài khoản của Thanh tra tỉnh do ngân sách Nhà nước cấp để chi hoạt động thường xuyên. Số tiền này theo quy định không được kê biên để THA.  Hiện nay, đã đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với TAND tỉnh xem xét nội dung vụ án, nếu có căn cứ xem xét thì kháng nghị theo các thủ tục giám đốc thẩm. Nhưng đến nay, Cục THADS chưa nhận được ý kiến của Viện Kiểm sát Nhân dân và TAND tỉnh để tiếp tục thi hành án. Đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan và Chánh Thanh tra tỉnh để cơ quan THADS thi hành bản án có hiệu lực pháp luật.

 

Đề nghị UBND tỉnh báo cáo, làm rõ các phương án bố trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh trong những năm tới (30% kinh phí từ ngân sách địa phương; 70% do ngân sách TW hỗ trợ)

 

Đồng chí Ma Thị Nguyệt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời: Hiện, Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo. Cụ thể theo dự thảo, đối tượng được hỗ trợ là người thuộc diện hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 5 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 1/1/2013, những trường hợp thời gian thoát nghèo tính đến ngày 1/1/2013 chưa đủ 5 năm, thời gian còn lại được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 1 năm. Người thuộc hộ cận nghèo sinh sống tại các vùng thuộc huyện nghèo theo quy định của Chính phủ cũng thuộc đối tượng được đề xuất hỗ trợ 100% chi phí mua BHYT. Các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT theo quy định tại Quyết định số 797/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tức là hỗ trợ 70% mức đóng BHYT. Khi có quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành TW, UBND tỉnh sẽ tổ chức thực hiện.