Phong trào “Nghìn việc tốt” được Hội đồng Đội huyện Phú Bình chú trọng triển khai, gắn với phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”.
Sau gần 40 năm công tác trong ngành Giáo dục, bà nghỉ hưu và tiếp tục tham gia công tác tại xóm. Hơn 12 năm làm Bí thư Chi bộ xóm, bà luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong lời nói và hành động để trở thành tấm gương cho đảng viên và nhân dân noi theo.
Hiệp hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Thái Nguyên được ví như “ngôi nhà chung” của những người lính đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trường năm xưa, say sưa trên mặt trận kinh tế hôm nay.
Mới đây, trong giờ ra chơi, nhóm 4 học sinh Trường THPT Phú Bình, gồm: Đặng Thu Hà, Dương Thị Hồng Phúc, Vũ Thị Khánh Linh, Vũ Khánh Hòa, phát hiện số tiền 1.468.000 đồng rơi tại sân trường.
Từ một hộ nghèo, chật vật lo cái ăn, cái mặc, gia đình chị Đinh Thị Thúy (ở xóm Khe Mo 1, xã Khe Mo, Đồng Hỷ) đã vươn lên trở thành hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.
Đó là ông Trần Việt Dũng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, người vinh dự được tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” toàn quốc do Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức đầu tháng này.
Thấu hiểu nỗi gian truân, vất vả cũng như trân quý những sản phẩm của bà con nông dân làm ra, chị Hoàng Thị Tân (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên) đã tích cực nghiên cứu, học hỏi để tìm hướng sản xuất, nâng cao giá trị, nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh, đặc sản của quê hương.
Mặc dù Nhà trường chưa kêu gọi ủng hộ, nhưng thông qua tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam, em Lê Minh Tú, học sinh lớp 4B, Trường Tiểu học Cải Đan (TP. Sông Công), đã xin bố mẹ đập con lợn đất tiết kiệm để gửi đến các bạn vùng lũ số tiền 16 triệu đồng.
Gắn bó với công tác mặt trận, anh Nguyễn Xuân Dậu, sinh năm 1980, Trưởng Ban Công tác mặt trận xóm Mỹ Hòa, xã Cây Thị (Đồng Hỷ), luôn nhiệt tình, tâm huyết với các phong trào, được người dân tin yêu.
Người dân xóm Bình Định, xã Kha Sơn (Phú Bình) gọi vui về bà Dương Thị Xâm là đảng viên “6 trong 1” vì ngoài vai trò, hưởng phụ cấp chính là trưởng xóm, bà còn kiêm thêm nhiều công việc. Ở vị trí nào, bà cũng luôn nỗ lực làm tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Những nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh vẫn tích cực lao động sản xuất, truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu noi theo và đóng góp cho xã hội.
Ông Bùi Văn Dương (sinh năm 1978, Trưởng xóm Khe Nác, xã Động Đạt, huyện Phú Lương) tiên phong đưa giống măng tre lục trúc và cây gai xanh về trồng tại địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Khi phát hiện 1 phụ nữ đang chới với dưới nước, em Nguyễn Đăng Binh ở xóm Mỏn Hạ và em Phạm Quý Chung, ở xóm Xuân Lai (cùng sinh năm 2009, xã Tân Kim, Phú Bình) đã không ngần ngại cứu người khỏi đuối nước. Hành động dũng cảm của 2 em xứng đang được tuyên dương.
Năm nay 72 tuổi nhưng ông Lôi Đình Quốc vẫn luôn say sưa làm việc với phương châm "còn sức khỏe là còn cống hiến". Ông đang là Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Tín dụng nhân dân Phú Lương.
Chị từng có một tuổi thơ vất vả và nghèo khó, nay dù đã có tiền tỷ trong tay nhưng chị vẫn giữ được lối sống giản dị. Đó là chị Bùi Thị Nhung, sinh năm 1988, ở xóm Tiên Trường 1, xã Tiên Hội (Đại Từ).
Nói đi đôi với làm là quan điểm trong công việc của chị Bùi Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bảo Lý, Phú Bình. Với vai trò là "thủ lĩnh", chị luôn được các hội viên tin tưởng, ủng hộ trong thực hiện các phong trào, hoạt động của hội.