Ngày lễ tưởng niệm các nạn nhân HIV/AIDS quốc tế (hay còn có tên gọi là ngày lễ ánh nến AIDS quốc tế) diễn ra vào ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 5, hàng năm.
Người dân hãy cùng hành động để kết thúc dịch HIV/AIDS. Ảnh minh họa |
Năm nay ngày lễ tưởng niệm các nạn nhân của bệnh HIV/AIDS được tổ chức vào ngày Chủ nhật (21/5).
Buổi lễ nhằm tưởng nhớ những người đã qua đời vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và tôn vinh những người đã cống hiến cuộc đời của họ để giúp đỡ những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức, kiến thức về căn bệnh HIV/AIDS. Qua đó khuyến khích người dân chủ động các biện pháp phòng, chống HIV, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, gây quỹ ở mọi khu vực trên thế giới, đồng thời ngăn ngừa sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến căn bệnh này trong xã hội.
Ngày tưởng niệm các nạn nhân của bệnh AIDS đầu tiên được tổ chức đồng thời tại thành phố New York và San Francisco (Hoa Kỳ) vào năm 1983. Vào thời điểm đó, cả thế giới chỉ ghi nhận được vài nghìn người qua đời vì căn bệnh quái ác này.
Ngày nay, sự kiện được diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê, cho đến thời điểm hiện tại, hơn 28 triệu người đã chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS kể từ khi đại dịch AIDS bắt đầu vào năm 1981, và hơn 42 triệu người vẫn đang đối phó với HIV/AIDS mỗi ngày.
Cùng hành động để kết thúc đại dịch AIDS. Nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của con người, cuối cùng tước đi khả năng chống lại các bệnh và nhiễm trùng khác trong cơ thể. AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là giai đoạn cuối của nhiễm HIV.
Những bệnh nhân AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1978 tại Hoa Kỳ. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng HIV ở dạng hiện tại xuất hiện trên hành tinh không quá 50 năm trước. Virus gây ra căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đã lan rộng bởi "cuộc cách mạng tình dục" quét qua các nước phương Tây vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Năm 1985, các nhà khoa học đã xác định rằng những con virus đầu tiên được truyền qua người là từ loài khỉ.
Năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt tên của tác nhân gây bệnh AIDS - "virus suy giảm miễn dịch ở người" .
Trong cùng năm đó, Đại hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua một chiến lược toàn cầu để chống lại AIDS.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, hiện có khoảng gần 30.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Việt Nam vẫn đang đối mặt với gánh nặng về xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho hơn 220.000 người nhiễm HIV còn sống.
Sau hơn 30 năm kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, đến nay là năm thứ 15 liên tiếp dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được kiểm soát và liên tục giảm. Mỗi năm Việt Nam vẫn ghi nhận hơn 10.000 trường hợp nhiễm HIV và khoảng 2.000 người tử vong do AIDS.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin