Mùa Xuân và đầu mùa Hè là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng...). Thậm chí, đã có nhiều trường hợp tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề.
Nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc |
Vì vậy, để chủ động bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên, đặc biệt do nấm độc và các loại hoa quả rừng… Cục ATTP đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý ATTP các địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát ATTP trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên làm thực phẩm, đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao hoặc đặc điểm vùng miền (dễ xảy ra ngộ độc).
Các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức ATTP và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng, khuyến cáo người dân không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc, như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ...
Các cơ quan chức năng chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương; tập trung vào các đối tượng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa; sử dụng các hình thức truyền thông bằng cả tiếng Kinh và tiếng DTTS.
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.
Cục An ATTP đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin