Chương trình giáo dục trực tuyến về dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục được phát triển bởi TS Michael Newcomb và nhóm nghiên cứu từ Đại học Norhtwestern, đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV ở các cặp đôi MSM ở Mỹ.
Nhóm MSM cần được nâng cao kiến thức phòng chống HIV để giảm thiểu lây nhiễm HIV trong nhóm này.Ảnh minh họa |
Chương trình có tên là 2GETHER, sử dụng các buổi họp nhóm để giảng dạy về mối quan hệ và kỹ năng sức khỏe tình dục cho các cặp đôi đồng giới nam (MSM). Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tư vấn và Tâm lý học Lâm sàng cho thấy đã giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV qua đường hậu môn và giảm hành vi nguy cơ trong số các thành viên tham gia.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhiều nam thanh niên "quan hệ" không sử dụng bao cao su, PrEP và không biết về tình trạng HIV của bạn tình. Đồng thời, họ thường không chung thủy một bạn tình. Điều này có thể tạo ra nguy cơ nhiễm HIV cao và việc sử dụng rượu, ma túy cũng là các yếu tố liên quan đến nhiễm HIV.
Kết quả cũng chỉ ra rằng nhiều trường hợp mới nhiễm HIV trong nhóm MSM thiểu số là những người thiếu kiến thức dự phòng HIV và e ngại bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
Những người đồng tính nam hoặc song tính này thường có ít cơ hội hiểu rõ về các kỹ năng dự phòng HIV do trước đó không có bạn tình trong thời kỳ độ tuổi vị thành niên. Vì vậy, việc triển khai chương trình đào tạo dành cho các cặp đôi có ý nghĩa quan trọng hơn việc chỉ tập trung vào việc giải quyết hành vi nguy cơ của từng cá nhân.
Nghiên cứu đã chọn 200 cặp chuyển giới nam trong độ tuổi từ 18 đến 29 có quan hệ đồng tính, hoặc có lạm dụng rượu bia hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp. Kết quả cho thấy, độ tuổi trung bình của các cặp đôi là 26 tuổi, với phần lớn là người da trắng là 56% và người latinh là 24%. Hầu hết trong số họ được xác định âm tính với HIV (68%).
Các cặp đôi đã được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên. Trong đó, 100 cặp đôi đã xem ba video 20 phút về kỹ năng giao tiếp, giảm căng thẳng, sự hài lòng trong tình dục và nguy cơ lây nhiễm HIV. Họ cũng tham gia 3 buổi thực hành nhóm trực tuyến về xây dựng kỹ năng dự phòng HIV. Sau đó, mỗi cặp hoàn thành 2 buổi tư vấn trực tuyến cá nhân về giao tiếp, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ về sức khỏe tình dục, tổng cộng khoảng 10 giờ cho mỗi nội dung.
Trong nhóm kiểm soát, 100 cặp đôi chỉ tham gia một buổi tư vấn duy nhất về sức khỏe cộng đồng, tùy thuộc vào tình trạng HIV của các bạn tình. Các cặp HIV âm tính hoặc không biết tình trạng HIV của mình tham gia buổi tư vấn xét nghiệm Together của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ, trong khi những cặp nhiễm HIV tham gia buổi tư vấn về tuân thủ thuốc và giảm rủi ro, và các bạn tình dị nhiễm đã nhận cả hai nội dung trong một buổi.
Cả hai nhóm đều hoàn thành cuộc khảo sát và lấy mẫu để kiểm tra bệnh Chlamydia và bệnh lậu ở thời điểm ban đầu, sau đó theo dõi các kết quả khác nhau sau 3, 6 và 12 tháng.
Trước can thiệp, tỉ lệ bệnh truyền nhiễm qua đường hậu môn trong nghiên cứu là 9,8%, so với 8,9% trong nhóm khác. Sau 12 tháng, không còn người nào có kết quả dương tính với Chlamydia và bệnh lậu qua đường hậu môn, trong khi tỷ lệ ở nhóm kiểm soát vẫn ở mức 7,3%.
Nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt đáng kể trong việc xét nghiệm HIV hoặc sử dụng PrEP, sự hài lòng hoặc giao tiếp trong mối quan hệ, và không có sự khác biệt đáng kể trong các vấn đề liên quan đến rượu, nhưng vẫn còn có ít liên quan đến ma túy.
Chương trình 2GETHER đã thành công trong việc kết hợp giáo dục, nâng cao kiến thức phòng chống HIV, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV bằng cách cung cấp cơ hội cho các thành viên học hỏi, nâng cao kiến thức về phòng chống HIV và chia sẻ kiến thức, suy ngẫm về các hành vi phù hợp với đối phương và về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin