Toàn tỉnh hiện có 6 trường phổ thông dân tộc nội trú với tổng số 78 lớp, quy mô 2.418 học sinh và 10 trường phổ thông dân tộc bán trú với 76 lớp, 2.021 học sinh.
Học sinh dân tộc thiểu số tại Trường THPT Trần Phú (Võ Nhai) nhận gạo hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ. |
Năm học 2022-2023, các đơn vị trong ngành Giáo dục đã thực hiện chi trả kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh, giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc.
Cụ thể, thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, kinh phí chi trả là 22 tỷ đồng.
Kinh phí thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít người là trên 2,75 tỷ đồng.
Học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú theo Thông tư số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT của liên bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo là 37,5 tỷ đồng.
Kinh phí thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là 16,78 tỷ đồng...
Các chính sách này đã góp phần động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số đến trường; tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, giảm số học sinh bỏ học; đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục vùng khó.
Nhờ đó, Thái Nguyên duy trì chỉ tiêu trên 8% học sinh người dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin