Giai đoạn 2021-2022, TP. Sông Công phát triển mới được trên 20 trang trại quy mô vừa và nhỏ (chủ yếu là chăn nuôi gà, lợn). Tính đến cuối tháng 3/2023, tổng số trang trại trên địa bàn là 153.
Trên 80% số trang trại trên địa bàn TP. Sông Công đã liên kết chăn nuôi với các doanh nghiệp nhằm ổn định đầu ra, từng bước giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường. |
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, so với các địa phương khác trong tỉnh, TP. Sông Công không có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi. Song thời gian qua, người dân địa phương đã tích cực thay đổi tư duy, chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, đến nay, chăn nuôi quy mô trang trại đang dần thay thế chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, doanh thu trung bình của mỗi trang trại trên địa bàn TP. Sông Công đạt 500-800 triệu đồng trở lên/năm. Các trang trại chăn nuôi đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế (tăng khoảng 15-20% so với các cơ sở chăn nuôi thông thường). Đặc biệt, trên 80% trang trại trên địa bàn hiện đã liên kết với các doanh nghiệp nhằm ổn định đầu ra, từng bước giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường.
Thời gian tới, TP. Sông Công tiếp tục phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng tập trung, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Trong đó, khuyến khích, tạo điều kiện để người dân thực hiện dồn đổi, tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hóa theo vùng để tăng tính cạnh tranh. Đồng thời tăng cường kiểm tra, theo dõi chặt chẽ khâu xử lý chất thải gắn với bảo vệ môi trường, giúp kinh tế trang trại phát triển bền vững, hiệu quả...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin