Hàng năm, khi đất trời vào mùa rét ngọt cũng là lúc người dân ở xóm Lân Vai, xã Dân Tiến (Võ Nhai), bước vào vụ thu hoạch mía. Toàn bộ mía sẽ được dùng làm nguyên liệu nấu đường phên. Đường phên ở đây được nấu hoàn toàn thủ công, vàng óng, thơm phức và luôn không đủ bán.
|
Mía sau khi chặt sẽ được chất lên xe tắc tơ chở về tập kết tại khu vực lò nấu đường, được ép lấy nước trước khi cho vào lò nấu. |
|
Bã mía được dùng để đun lò nấu đường. |
|
Vào mua thu hoạch, các gia đình sẽ ở trên nương mía từ sáng sớm tới đêm muộn nên họ vận chuyển nhiều đồ đạc sinh hoạt lên khu vực lò nấu đường. Sau khi ép nước mía xong, chị em phụ nữ sẽ nấu cơm. Bữa ăn thường diễn ra sau khi hoàn thành một mẻ đường mới. |
|
Nhiều trẻ nhỏ cũng theo bố mẹ lên nương mía. |
|
Vài gia đình chung nhau một lò nấu đường. Lò được dựng tại vùng nguyên liệu để không phải vận chuyển mía đi xa. |
|
Những mẻ đường sau khi được đổ ra khuôn có màu vàng sáng, có độ dẻo nhất định mới là những mẻ đường ngon. Muốn vậy, ngoài kỹ thuật nấu đường của người dân, cây mía nguyên liệu phải không bị gãy đổ hay sâu bệnh. |
|
Đường được chia thành từng phên nhỏ, có trọng lượng từ 1 - 2kg. |
|
Những đứa trẻ theo người lới lên nương mía, thường cậy những miếng đường vụn để ăn đầy thích thú. |
|
Một lượng mía nhỏ sẽ được nấu thành mật theo nhu cầu của khách hàng. |
|
Đường được đóng thành từng bao chở xuống núi, thu nhập từ nghề này giúp người dân Lân Vai có cái Tết đủ đầy hơn. |
|
Những ngọn mía được giữ để chuẩn bị trồng vụ mới. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin