Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở 2023 vào ngày 27/11/2023 và Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Theo đó, Luật Nhà ở 2023 quy định về sở hữu, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp sau:
Giao dịch mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Các trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Trong đó Luật Nhà ở 2023 bỏ quy định về việc người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện cư trú.
(So với quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 thì Luật Nhà ở 2023 quy định người mua, thuê mua nhà ở xã hội từ năm 2025 không cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
- Nếu không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.)
Tuy nhiên, người mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2023 sẽ cần đáp ứng điều kiện:
[1] Điều kiện về nhà ở:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó;
- Chưa được mua/thuê mua nhà ở xã hội;
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức;
- Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
[2] Điều kiện về thu nhập:
- Các đối tượng phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ:
- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 và thay thế Luật Nhà ở 2014.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin