Bão số 10 đã gây ra gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 13, cấp 14 trên vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh – Nghệ An có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ sáng ngày 14/10, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Nghệ An khoảng 140 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 7 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc, 106,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh – Nghệ An, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 74 đến 120 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Trong khoảng từ 12 đến 24 tiếp theo, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 19 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc, 105,3 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa- Nghệ An. Sức gió mạnh nhất ở gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Tính từ tâm bão vùng giáo mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 Km.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 10 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây nam, mỗi giờ đi được chừng 10- 15 Km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 15/10, vị trí trung tâm áp thấp ở vào khoảng 20,1 độ vĩ Bắc, 103, 2 độ kinh đông, trên khu vực Thượng lào. Sức gioa mạnh nhất ở trung tâm áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 ( tức là dưới 39 km một giờ)
Ngoài ra, tối ngày 13/10, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh biên giới phía Bắc. Do ảnh hưởng của bão kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, khu vực vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An có gió mạnh cấp 7, cấp 8, cấp 9. Vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, vùng đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật vấp 8, cấp 9. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với thuỷ triều cao từ 3 – 5 mét. Phía Đông Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.
Trả lời phỏng vấn của VOV, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, cho biết, Bão số 10 đang tiến gần vào đất liền, ảnh hưởng đến các tỉnh ven biên miền Bắc, có thể gây ngập úng cục bộ. Các tỉnh miền núi đề phòng lũ quét, sạt lở đất do mưa bão.
*Trước tình hình cơn bão số 10 đột ngột mạnh lên và theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, tâm bão đi qua tỉnh Nam Định, là tỉnh nằm liền kề, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Hà Nam đã có công điện khẩn gửi các ngành, các địa phương trên địa bàn chủ động phòng chống bão để giảm thiểu thiệt hại do cơn bão này có thể gây ra.
*Từ đêm 13/10, tỉnh Hà
* Tỉnh Ninh Bình đang tập trung tối đa lực lượng túc trực phòng chống bão số 10 vùng biển Kim Sơn. Hiện đã có gần 1.000 người dân, người già, trẻ em vùng đê biển Bình Minh II được đưa đi sơ tán đến nơi an toàn.
100 tàu thuyền đánh cá với khoảng 240 lao động cũng đã được gọi lên bờ tránh bão. Huyện Kim Sơn đang có 1.000 ha lúa mùa thời chín rộ, ngày huyện đã huy động học sinh trên địa bàn xuống đồng giúp nông dân gặt được 700 ha. Số diện tích lúa còn lại hiện vẫn chưa chín và có khả năng mất trắng nếu mưa to.
Ông Phạm Hồng Quảng, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn cho biết: Có khả năng rạng sáng 14/10, bão sẽ vào đất liền, huyện đang khẩn trương huy động lực lượng có mặt 24/24 giờ để giúp đỡ nhân dân thu hoạch hoa màu, bảo vệ vùng nuôi trồng thuỷ sản và canh đê biển đề phòng sạt lở.