Thắm đượm tình quân dân

08:56, 30/12/2010

Mặc dù có nhiêm vụ chính là khám và điều trị sức khoẻ cho các cán bộ, chiến sỹ trong quân đội, nhưng từ lâu Bệnh viện Quân y 91 đã trở thành địa chỉ tin cậy trong khám và điều trị bệnh cho người dân ở địa phương.  

 

Nhiều người dân sẵn sàng vào điều trị thuộc diện không có bảo hiểm tại bệnh viện với mong muốn được các y, bác sỹ ở đây khám và chữa bệnhị. Vậy đâu là bí quyết để Bệnh viện Quân y 91 tạo được niềm tin nơi người bệnh.

 

Bệnh viện Quân y 91 trực thuộc Cục Hậu cần (Quân khu I), Bệnh viện có 05 khoa nội, 05 khoa ngoại và 05 khoa cận lâm sàng. Là bệnh viện quân đội nên tác phong làm việc của các y bác sĩ ở đây rất nghiêm túc và đúng mực, ân cần.  Ngày nào cũng vậy 6h sáng, sau tiếng kẻng báo thức là hoạt động dọn dẹp vệ sinh của bệnh viện, 7h30 phút các y bác sỹ bắt đầu đi đo huyết áp, thay băng và tiêm cho các bệnh nhân. Thái độ niềm nở, gần gũi khiến cho bệnh nhân thấy yên tâm và thoải mái. Có lẽ cũng chính vì vậy mà số bệnh nhân không phải là người trong quân đội đến khám và điều trị tại Bệnh viện rất đông. Nhiều người do bảo hiểm không đúng tuyến nên đã đăng ký không có bảo hiểm để được điều trị tại đây. Để đáp ứng nhu cầu khám chữ bệnh của nhân nhân, Bệnh viện có riêng khoa B5 dành cho các đối tượng không có bảo hiểm. Người dân đến đây được chăm sóc đầy đủ như những bệnh nhân khác. Chính vì vậy mà trung bình mỗi ngày khoa B5 thường có 8-10 ca bệnh nhân vào nhập viện. Bà Nguyễn Thị Lý 66 tuổi, Xóm Soi, xã Đông Cao (Phổ Yên) cho biết: “Tôi bị tai nạn giao thông máu đọng ở ổ bụng, ngày 9/11 tôi xin làm thủ tục nhập viện và được các bác sỹ tận tình chữa trị hiện tại vết mổ của tôi đã ổn định, tôi rất biết ơn các y bác sỹ ở đây”. Còn anh Nguyễn Văn Hiếu 34 tuổi xóm Phúc Xuân, xã Bắc Sơn (Sóc Sơn- Hà Nội), bệnh nhân đang được bó bột xương cho biết: “tôi bị ngã từ trên giàn giáo ở độ cao 10m xuống, bị gẫy tay, chấn thương sọ não, tôi là công nhân lao động nghèo, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, biết các bác sỹ bênh viện 91, chữa trị tốt và chi phí không tốn kém nên dù ở tận Hà Nội chúng tôi vẫn xin về đây để đữa trị”. Bệnh nhân Hoàng Văn Cường 22 tuổi ở Tân Hòa, Phú Bình tâm sự: “ bảo hiểm của em phải điều trị ở Bệnh viện đa khoa  nhưng em nghe nói các bác sỹ ở Bệnh viện Quân y 91 điều trị về xương rất giỏi nên em chuyển về đây điều trị theo diện không có bảo hiểm, hiện nay vết thương của em đã dần hồi phục…”

 

Mỗi tháng khoa B5 thực hiện từ 70-80 ca mổ, tiểu phẫu mổ trong đó có đến 90% là bệnh nhân chấn thương về xương và có trên 100 ca phải dùng các thủ thuật nắm xương. Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Đinh Văn Chấp, Chủ nhiệm khoa B5 cho biết: Với các bệnh về xương, chúng tôi vẫn áp dụng nguyên tắc xử lý vết thương chiến tranh và thấy rất hiệu quả. Theo đó, những vết thương bị nhiễm bẩn sẽ không khâu ngay mà phải xử lý hết nhiễm trùng mới bắt đầu khâu, trong trường hợp vết thương bị gẫy nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao thì sẽ dùng phương pháp đặt cọc ép ngoài. Nếu trường hợp gẫy xương di lệch nhiều thì sẽ tiến hành mổ theo phương pháp mới đóng đinh nội tuỷ có chốt. Phương pháp mới này có ưu việt là không để lại hiện tượng teo cơ, cứng khớp như phương pháp dùng vít trước đây và bệnh nhân có thể đi lại được sau 3 tuần”.

 

Tính từ đầu năm đến nay Bệnh viện đã khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân, trong đó có hơn 2 nghìn lượt người không có bảo hiểm y tế, hơn 40.000 lượt người có chế độ chính sách, bảo hiểm. Thực hiện chương trình 12 quân dân y kết hợp. Mỗi năm Bệnh viện tổ chức 2-3 đợt khám chữa bệnh miễn phí ở những xã vùng sâu, vùng xa vùng gặp nhiều khó khăn. Năm 2009 này, khi được tin lũ tràn về gây thiệt hại người và của cho bà con huyện Pắc Nặm (Bắc Kạn), Bệnh viện đã tổ chức đoàn lên khám và cấp thuốc miễn phí cho 309 trường hợp ngưười dân vùng lũ, tặng quà 04 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn và tặng 10 xuất quà cho các gia đình bị thiệt hại do lũ ở xã Nhạn Môn, huyện Pắc Nặm. Hàng năm, Bệnh viện kết hợp với quân y tuyến trên trong khám, kiểm tra, quản lý sức khoẻ cán bộ chiến sỹ của các đơn vị thuộc tuyến như: Quân khu I, Sư đoàn 346, Lữ đoàn 382, Lữ đoàn 210, Lữ đoàn 575… cùng với đó đầu năm 2009, Bệnh viện đã cử 01 tổ quân y gồm 04 đồng chí đi công tác luân phiên tại quần đảo Trường Sa - Khánh Hoà, hiện các đồng chí này vẫn đang thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho các chiến sỹ ở đảo Sơn Ca thuộc quần đảo Trường Sa.

 

Với những thành tích đã đạt được năm 2008, Bệnh viện được Quân khu tặng Cờ thi đua Quyết thắng, năm 2009 này Bệnh viện được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.