Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

15:52, 30/06/2018

Mỗi năm, các trường học trên địa bàn T.P Thái Nguyên tổ chức cho hàng chục nghìn lượt học sinh đi thực tế, học tập trải nghiệm lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm tại nhiều địa điểm khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhu cầu lớn là vậy nhưng dịch vụ này tại địa phương lại chưa đáp ứng được. Bởi thế, Dự án Trung tâm trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống mà tỉnh đang mời gọi đầu tư cính là tiềm năng to đáp sứng cho như cầu này. 

Thời gian gần đây, việc đưa các nội dung giáo dục kỹ năng sống, học tập trải nghiệm vào dạy bài bản trong nhà trường được nhiều trường học và phụ huynh ủng hộ, bởi việc này có ý nghĩa và tầm quan trọng của việc này đối với phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh. Chia sẻ về vấn đề này, PGS,TS Tâm lý giáo dục Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên): “Nếu như chúng ta chú trọng nhiều hơn đến dạy kỹ năng sống cho học sinh thì chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều những vụ việc đáng buồn xuất phát từ việc hạn chế trong kỹ năng sống như những vụ bạo lực học đường, những vụ việc học sinh lăng mạ nhau, lăng mạ thầy cô trên mạng… Tuy nhiên, môi trường giáo dục thật sự hoàn chỉnh như vậy ở nhiều thành phố lớn của chúng ta chưa có nhiều. Phụ huynh luôn băn khoăn học gì, ở đâu, như thế nào, nhất là vào những dịp nghỉ hè và đối với nhóm học sinh lứa tuổi nhi đồng”.

Theo đồng chí  Lê Hằng, Trường phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.Thái Nguyên thì toàn T.P.Thái Nguyên mới có 12 trung tâm trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang hoạt động theo quy mô vừa và nhỏ. Các trung tâm này mới chỉ có các modun dạy trẻ, thự tế trải nghiệm đơn giản, chưa có sự đầu tư nào thực sự “hút khách” theo nhu cầu xã hội. Chủ yếu là cho trẻ làm quen với tiếng Anh, luyện vũ quốc tế, võ thuật, âm nhạc, hội họa…Và đối tượng chủ yếu là trẻ em bậc mầm non, tiểu học. Bà Lê Hằng cho biết thêm: “Theo chủ trương của ngành là tăng cường giáo dục trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống ngoài giờ chính khóa, đồng thời lồng ghép việc học tập các môn khoa học thông qua trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên việc thực hiện chưa được nhiều và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là khó huy động đóng góp của phụ huynh, trong khi mỗi lượt tổ chức đi học tập trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống các trường phải rất vất vả đưa học sinh đến các trung tâm cách xa địa bàn thành phố từ 70-150km thuộc địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc…Thực tế nhu cầu học tập trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng sống với học sinh là rất lớn, năm nào Hội phụ huynh cũng đề xuất tổ chức nhiều cuộc cho các cháu, nhưng tại T.P Thái Nguyên, cũng như trên địa bàn tỉnh chưa có địa chỉ tập trung nào thực sự có sức hút, đảm bảo được các tiêu chí: Thuận lợi, tiết kiệm, tính giáo dục cao, hấp dẫn và phong phú về hình thức lẫn nội dung”.

Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Phương Lan, Hiệu trường Trường THCS Nha Trang (T.P Thái Nguyên) cho biết: “Mỗi năm trường tổ chức cho khoảng 1.300 lượt học sinh đi học tập trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống một đến hai chuyến tại Erahouse - Long Biên, Hà Nội, Bản Rọm- Sóc Sơn, Hà Nội, Detrangfarm - Ba Vì, Hà Nội, gần hơn là Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại T.P Thái Nguyên. Sau mỗi chuyến đi, cả phụ huynh và học sinh đều hào hứng. Các em có thể biết được dân tộc, truyền thống, lịch sử và nhiều kỹ năng sống quan trọng như phòng tránh đuối nước, cách chữa cháy trong trường hợp có điện, hoặc trồng cây, rau xanh, nhân giống cây... Tất nhiên chi phí cho mỗi hoạt động này thường khoảng 200 nghìn đồng /học sinh, nhưng đi càng xa, sử dụng nhiều dịch vụ trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống sẽ càng tốn kém hơn và khâu tổ chức cho mỗi chuyến đi sẽ phức tạp hơn. Trên thực tế, tại tình Thái Nguyên cũng có một vài địa chỉ để kết hợp dạy học kỹ năng sống, trải nghiệm kiến thức khoa học, như: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các di tích lịch sử, văn hóa, các trung tâm trải nghiệm, giáo dục quốc phòng… nhưng vẫn còn đơn điệu, chưa đầu tư đa dạng., nhiều loại hình. Các hoạt động này còn mang tính chuyên đề, chuyên biệt, dễ gây nhàm chán trong học sinh”.

Đối với T.P Thái Nguyên là vậy, còn với các trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, hoạt động trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống trở nên khó khăn hơn. Cô giáo Nông Thị Hường, giáo viên dạy Lịch sử Trường THCS Định Biên (Định Hóa) tâm sự: “Vùng sâu, vùng xa muốn dạy học trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống chủ yếu dựa vào đội ngũ giáo viên tự tìm tòi phim ảnh, rồi tự biên soạn lại và trình chiếu trên máy tính cho học sinh xem. Địa phương chúng tôi có Di tích lịch sử đình Làng Quặng-nơi ra đời Việt Nam Giải phóng quân, các bài học lịch sử, chúng tôi đều cho học sinh đến đây học tập, trải nghiệm, nhưng nhiều lầm rồi cũng thấy nhàm chán, vì không có gì mới hơn, mà bản thân cũng khó có thể làm mới hơn được, nhất là vấn đề đầu tư cơ sở vật chất. Chúng tôi chỉ có cách huy động học sinh lao động làm vệ sinh sạch sẽ khu vực này, lồng ghép bài học cho các em ý thức cao hơn về lịch sử địa phương…Còn đi xa hơn thì không thể đủ kinh phí, nên nếu có sự đầu tư cho một dự án về khu trải nghiệm, , giáo dục kỹ năng sống tại Thái Nguyên thì học sinh miền núi đỡ vất vả, đỡ tốn kém hơn”.

Đánh giá về các điểm học tập trải nghiệm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cũng như tiềm năng trong việc đầu tư phát triển cô giáo  Hường chia sẻ thêm: “Thực chất chúng ta cũng có nhiều địa chỉ về trải nghiệm văn hóa, lịch sử, giáo dục kỹ năng sống. Nhưng nếu áp vào giáo dục thì cần chú trọng tính chất giáo dục nhiều hơn. Nếu có được các địa chỉ, trung tâm trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống thì ở đó phải có dấu ấn của giáo dục là chính, đỗng thời phải có các chuyên gia giáo dục trực tiếp vận hành, tổ chức hoạt động. Bởi lẽ giáo dục kỹ năng sống còn có cả tình huống tâm lý giáo dục và môi trường hoàn cảnh giáo dục cụ thể…Tất cả những điều này ở các địa chỉ mà trên địa bàn tỉnh đang có, thực tế chưa nơi nào hội tụ đầy đủ các yêu cầu về học tập trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống”.

Từ thực tế trên, tỉnh đang mời gọi các nhà đầu tư xây dựng Trung tâm trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống tại xã Linh Sơn.  Với quy mô trên 6ha đất bên Sông Cầu giao thông thuận lợi, nếu được đầu tư bài bản đây sẽ là địa chỉ thiết thực phục vụ cho hỗ trợ giáo dục và phát triển vùng Việt Bắc.