Với mục tiêu trợ giúp trực tiếp, kịp thời và thiết thực cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn theo hướng phát triển bền vững, từ năm 2008, Trung ương Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam đã phát động Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” (CVĐ). Hưởng ứng CVĐ, thời gian qua, Hội CTĐ các huyện Phú Lương, Đại Từ, Định Hóa đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, góp phần tiếp sức cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Để CVĐ được triển khai thực hiện hiệu quả, Hội CTĐ các huyện nêu trên đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là nêu cao vai trò của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Hội CTĐ chú trọng lựa chọn, đào tạo đội ngũ tình nguyện viên, hội viên luôn nhiệt tình, tâm huyết với phong trào chung; tuyên truyền đến các cấp hội và hội viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về CVĐ; nâng cao kỹ năng huy động nguồn lực và cách giao tiếp, ứng xử với người dễ bị tổn thương; tích cực tiếp cận, vận động các nhà hảo tâm tham gia CVĐ. Việc tiếp nhận, trao tặng quà của các nhà tài trợ, cá nhân hảo tâm cũng được Hội thực hiện công khai, minh bạch, qua đó tạo niềm tin và mong muốn được đóng góp thực hiện CVĐ của nhà tài trợ. Hàng năm, Hội CTĐ các huyện đều lên kế hoạch, lập danh sách, hồ sơ các đối tượng cần được trợ giúp và kiểm tra, theo dõi việc trợ giúp theo từng tháng để kịp thời khắc phục những hạn chế.
Đồng chí Nguyễn Thị Mai, Bí thư Huyện ủy Phú Lương cho biết: Chúng tôi ủng hộ CVĐ này vì phù hợp với chủ trương của huyện là tập trung các giải pháp giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Hơn nữa, địa chỉ cần giúp đỡ thường là những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già không nơi nương tựa, khó thoát nghèo vì vậy rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Bản thân tôi, cũng dành một phần nhỏ tiết kiệm được từ tiền lương của mình để hỗ trợ cho 5 đối tượng khó khăn, mỗi người 10kg gạo/tháng (trong vòng 1 năm). Từ việc làm tiên phong của người đứng đầu huyện, CVĐ trên địa bàn thu hút sự hỗ trợ, đóng góp của rất đông cán bộ, giáo viên, bác sĩ, công nhân viên chức, người dân, doanh nghiệp hảo tâm. Có thể kể ra như ông Phạm Bình Công, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, (gắn 6 địa chỉ), Ban Quản lý quần thể di tích lịch sử đền Đuổm (gắn 3 địa chỉ), ông Phùng Ngọc Giao, Giám đốc Công ty TNHH Phùng Hưng (gắn 2 địa chỉ)…
Khöng chỉ trực tiếp vận động các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm trên địa bàn, Hội CTĐ các huyện còn xây dựng mô hình gắn địa chỉ nhân đạo điểm từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng. Caác Höåi đặt ra chỉ tiêu mỗi tổ chức cơ sở, cán bộ Hội trợ giúp ít nhất 1 cá nhân, một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Hình thức trợ giúp sát với nhu cầu của đối tượng, là tập trung vào trợ cấp thường xuyên, khám chữa bệnh, hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, xây nhà hoặc hỗ trợ hội viên phát triển chăn nuôi, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật nghèo...
Với những cách làm như vậy, 5 năm trở lại đây, Hội CTĐ các huyện đã đạt nhiều kết quả trong CVĐ. Huyện Phú Lương đã vận động được hàng trăm cá nhân, tổ chức nhận hỗ trợ giúp đỡ cho 365 địa chỉ với hơn 540 triệu đồng, trên 10 hộ được hỗ trợ xây nhà nhân đạo. Ở huyện Định Hóa, tuy là một trong những huyện nghèo của tỉnh, song cũng nổi lên nhiều tấm gương tiêu biểu như một bác sĩ nhận hỗ trợ cháu mồ côi bố mẹ, một người dân nhận đỡ đầu cho một học sinh mẹ bị ung thư giai đoạn cuối, Hội Cựu học sinh trường Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) nhận giúp đỡ 6 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 16 triệu đồng... Hội CTĐ huyện cũng khảo sát, lập được hơn 1.200 hồ sơ cần trợ giúp, qua đó đã có hơn 700 địa chỉ được giúp đỡ.
Bà Nguyễn Thị Thừa, ở tiểu khu Tràng Học, thị trấn Đu (Phú Lương) là một trong những hộ gia đình được gắn địa chỉ nhân đạo, xúc động nói: Gia đình tôi tuy có 7 người, nhưng do di chứng chất độc da cam, nên chồng và các con, cháu tôi đều bị tâm thần hoặc thiểu năng trí tuệ nên đời sống rất khó khăn. Từ 2 năm nay, gia đình tôi được một số nhà hảo tâm quan tâm chăm sóc, hỗ trợ gạo ăn… Với chúng tôi, đó là điều trân quý vô cùng.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện CVĐ, bà Nguyễn Thị Hạnh, Chủ tịch Hội CTĐ huyện Đại Từ cho biết: Việc gắn địa chỉ nhân đạo cần được thực hiện mềm dẻo, linh động, tuỳ xem đối tượng đang gặp khó khăn nhất về vấn đề gì, mình sẽ hỗ trợ cái đó. Để CVĐ thiết thực, có sức lan tỏa, chúng tôi vận động chính người dân, cán bộ ở xóm, xã nào sẽ trực tiếp gắn địa chỉ ở đó. Khi tổ chức gắn địa chỉ nào, Hội mời đại diện một số ngành, đoàn thể ở xã dự, ký nhận và có hình ảnh... nhờ vậy đã khơi dậy tinh thần tương thân tương ái của mỗi người. Riïng 6 tháng đầu năm, Hội CTĐ huyện đã khảo sát, lập hồ sơ đối tượng cần trợ giúp, tổ chức gắn 110 địa chỉ nhân đạo với số tiền 248 triệu đồng (trong đó, các chi hội nhà trường gắn 76 địa chỉ trị giá 152 triệu đồng).
Theo öng Lê Ngọc Duệ, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh: Đây là CVĐ ý nghĩa, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tính đặc thù riêng của tổ chức Hội. Tuy nhiên, CVĐ mới chỉ đang phát triển mạnh ở Phú Lương Đại Từ, Định Hóa… Vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn các huyện, thành, thị, nơi có những lợi thế điều kiện kinh tế, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cần tích cực triển khai để CVĐ ngày càng được lan tỏa rộng rãi.