Đó là chủ đề chương trình truyền thông được Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức sáng 21-10, tại tỉnh Thái Nguyên.
Chuyên gia của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chia sẻ về các nội dung liên quan đến vấn đề bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc. |
Tham dự Chương trình có 200 đại biểu là đoàn viên, đại diện ban chấp hành các công đoàn cơ sở ngành Ngân hàng trên địa bàn 9 tỉnh khu vực phía Bắc, gồm: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang.
Nhiều năm qua, ngành Ngân hàng luôn có tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 60% trong tổng số đoàn viên, người lao động - ở mức trung bình cao so với các ngành nghề khác. Bằng sức mạnh nội lực và sự cố gắng vươn lên, phụ nữ ngành Ngân hàng đã và đang từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình trong công tác lãnh đạo, quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tích cực tham gia các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, vì sự an toàn và phát triển của ngành... Tuy nhiên, vẫn còn những định kiến về giới, chưa đánh giá đúng mức về vai trò, vị thế của phụ nữ.
Tại chương trình, các đoàn viên công đoàn đã được nghe chuyên gia đến của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trao đổi 2 chuyên đề: “Thành tựu bình đẳng giới của Việt Nam và ngành Ngân hàng; bạo lực đối với phụ nữ và vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc”; “Rối loạn tâm, sinh lý ở nữ nhân viên văn phòng”. Trong đó, nhấn mạnh đến đối tượng, các hành vi bạo lực, hậu quả gây ra; quy tắc ứng xử về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; các bệnh thường gặp của nhân viên văn phòng và giải pháp khắc phục...
Chương trình nhằm góp phần giúp phụ nữ ngành Ngân hàng thay đổi tư duy và biết cách nắm bắt cơ hội, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và sức khỏe, tâm sinh lý. Từ đó, hoàn thiện bản thân, thích nghi với môi trường xã hội.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin