Tăng cường hợp tác song phương Việt Nam-Thái

09:35, 07/02/2012

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul, ngày 6/2, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Vương quốc Thái Lan.

Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến chào xã giao Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Surapong Tovichakchaikul.

 

Tại cuộc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Bà Yingluck đánh giá cao sự tiếp đón trọng thị mà chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho bà trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2011 và cho biết hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa các lĩnh vực hợp tác cụ thể trong quan hệ song phương cũng như trong những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trân trọng chuyển đến bà Yingluck lời thăm hỏi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng tốt đẹp với Vương quốc Thái Lan và bày tỏ cảm ơn Chính phủ Thái Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Thái Lan.

 

Tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul, hai bên nhất trí cùng thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có việc tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Hai bên khẳng định tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác hiện có và thống nhất cùng làm đầu mối thúc đẩy cuộc họp nội các chung lần thứ 2 trong năm nay.

 

Về hợp tác quốc phòng-an ninh, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra chung trên biển, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố quốc tế. Hai bên cam kết không để cho bất cứ tổ chức hay cá nhân nào sử dụng lãnh thổ nước này để tiến hành các hoạt động gây phương hại an ninh trật tự của nước kia.

 

Về thương mại-đầu tư, hai bên nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 7 tỷ USD trong năm 2012, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước phát huy hiệu quả của tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây. Hai bên cũng trao đổi về hợp tác trong một số lĩnh vực khác như nông nghiệp, lao động, du lịch...

 

Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề nghị phía Thái Lan xem xét sớm thả các ngư dân Việt Nam bị Thái Lan bắt giữ trong thời gian qua, đồng thời đề nghị hai bên thống nhất xây dựng cơ chế phù hợp cũng như quy chế giải quyết các vụ tàu thuyền và ngư dân của hai nước xâm nhập vùng biển của nhau, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp song phương.

 

Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định cần đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

 

Hai bên nhất trí phối hợp và hợp tác để cùng các nước khác trong ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh vào năm 2015. Hai bên đánh giá cao kết quả Kỳ họp lần thứ ba diễn ra từ ngày 15-18/1 về vùng chồng lấn 3 bên giữa Việt Nam - Thái Lan - Malaysia.

 

Hai bên thống nhất tiếp tục phối hợp với các nước liên quan nhằm nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác trong tiểu vùng Mekong (như Tiểu vùng Mekong mở rộn, Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady, Chao Phraya, Mekong - ACMECS).

 

Hai bên cũng nhất trí cho rằng việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong là cần thiết cho tất cả các nước trong tiểu vùng.

 

Chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh kết thúc tốt đẹp, góp phần tăng cường một bước quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam-Thái Lan./.

Đề cập đến việc xử lý cán bộ để xảy ra tai nạn giao thông, Thứ trưởng Hùng cho rằng cũng đã có quy trình. Cách đây ba năm vụ việc tại Quảng Bình cũng đã nói đến trách nhiệm của cấp huyện, cấp tỉnh khi để xảy ra tai nạn giao thông.

 

Thứ trưởng Hùng dẫn chứng, trong năm 2011, có những tháng bình quân hơn 1.000 người chết, trong một tháng chưa kể bị thương vì tai nạn giao thông. Trước vấn nạn đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã coi đây là “thảm họa” và mong Quốc hội ra Nghị quyết về vấn đề này.

 

Cũng trong cuộc họp, trước nhiều ý kiến về đổi giờ học giờ làm gây nhiều xáo trộn cho khối trường học diễn ra 1 tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã giao Vụ Vận tải làm việc với thành phố Hà Nội vào cuối tuần này nhằm bàn thêm về thực tế phương án đang triển khai, những tác động tới sinh hoạt cuộc sống từ để có sự phân tích đầy đủ và điều chỉnh phù hợp.

 

Thứ trưởng Hùng cho biết: “Sau một tuần tiến hành đổi giờ học, giờ làm trên các tuyến đường, tình trạng ùn tắc thì không xảy ra nhưng buổi sáng vẫn có ùn ứ. Chiều thì ùn tắc có xảy ra nhưng đỡ hơn trước.

 

Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng cũng thừa nhận đã có nhiều ý kiến khác cho rằng lý do đường phố Hà Nội thông thoáng hơn là do sinh viên, người lao động ngoại tỉnh chưa đổ về Hà Nội, nhóm đối tượng là học sinh và giáo viên khi thực hiện đổi giờ học đã gặp nhiều khó khăn….

 

“Việc đổi giờ bước đầu có kết quả nhưng chưa thể có đánh giá, tổng kết về hiệu quả và tác động của nó. Phải khi nào tập trung tất cả lên thành phố đầy đủ sẽ có báo cáo chi tiết hơn,” Thứ trưởng Hùng khẳng định./.