Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU ngày 26/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, giai đoạn 2021-2025” (Đề án 02), hoạt động giám sát (GS), phản biện xã hội (PBXH) của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả, nền nếp và được nhân dân đánh giá cao.
Đoàn khảo sát, giám sát do Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì kiểm tra kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phượng (Định Hóa). |
Ông Đàm Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, cho biết: Công tác GS và PBXH thời gian qua được Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp quan tâm thực hiện. Từ năm 2021 đến tháng 6-2023, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh đã tổ chức GS 27 chuyên đề, PBXH 18 dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh; ủy ban MTTQ cấp huyện chủ trì phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp GS 51 chuyên đề, PBXH 12 dự thảo văn bản; ủy ban MTTQ cấp xã chủ trì phối hợp GS 615 chuyên đề, PBXH 158 dự thảo văn bản. Thông qua hoạt động GS, PBXH, ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các kiến nghị được các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp thu, khắc phục.
Đối với hoạt động thanh tra nhân dân, GS đầu tư của cộng đồng, từ đầu năm 2021 đến hết tháng 6 năm 2023, các ban thanh tra nhân dân đã tổ chức GS được 756 cuộc, ban GS đầu tư cộng đồng tổ chức GS được 1.453 cuộc.
Nội dung GS tập trung vào các vấn đề, như: Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thực hiện chế độ, chính sách; quản lý, sử dụng các khoản thu; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi công các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới tại địa phương… Qua giám sát đã kiến nghị 239 vụ việc.
Để nâng cao chất lượng hoạt động GS, PBXH, thời gian qua, Uỷ ban MTTQ cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận, ban thanh tra nhân dân, ban GS đầu tư của cộng đồng.
Đặc biệt, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh tăng cường phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực, các ban của HĐND tỉnh trong công tác GS, PBXH; mời đại diện tham gia tư vấn và tham gia các đoàn GS, khảo sát do ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội chủ trì; mời chuyên gia có kinh nghiệm trên các lĩnh vực tham gia GS, PBXH. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp cử đại diện là những người có năng lực, có chuyên môn tham gia hoạt động GS, PBXH...
Đánh giá về hoạt động GS và PBXH, ông Nguyễn Thế Đề, nguyên cán bộ ngành Toà án, nay là Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, cho rằng: Hoạt động GS, PBXH của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. GS và PBXH tốt, đầy đủ sẽ góp phần thực hiện đúng, nghiêm minh chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ông Nguyễn Công Thịnh, Chủ tịch UBND TP. Phổ Yên, bày tỏ: Vừa qua, Đoàn GS do Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì đã GS việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân thuộc Dự án Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc. Tôi nhận thấy, việc khảo sát, GS như “người gác cổng” giúp các địa phương thực thi chính sách không bị sai sót.
Thời gian tới, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh sẽ tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội. Mời đội ngũ trí thức, các chuyên gia, nhà khoa học, người có kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực tham gia GS, PBXH. Về nội dung GS, PBXH, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung vào những vấn đề cử tri và người dân quan tâm...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin