Kết quả tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo

14:34, 21/04/2020

Trong tuần thi thứ 4, có 274.410 người dự thi với 571.907 lượt thi, 80.874 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi. Như vậy, so với tuần thi thứ 3, tuần thi thứ 4 có số người thi tăng 76.795 người (tăng gần 39%); số lượt thi 121.931 lượt (tăng 27%).

Đáp án câu hỏi tuần 4:

Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng các bạn sau đây đoạt giải:

01 giải Nhất:

02 giải Nhì:

05 giải Ba:

08 giải Khuyến khích:

Sau đây là câu hỏi tuần 5:

Câu 1: Công tác tư tưởng trong thời kỳ 1939-1945 đã đạt được những thành tựu nào sau đây?

A. Gắn chặt và phục vụ thiết thực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

B. Phát huy cao độ lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết, anh hùng, bất khuất của dân tộc ta

C. Cổ vũ nhân dân nổi dậy tự giải phóng mình khỏi ách nô lệ của đế quốc và tay sai

D. Cả ba đáp án trên

Câu 2: Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để kêu gọi toàn dân đoàn kết chống thực dân Pháp. Bạn cho biết Chỉ thị đã nêu khẩu hiệu nào sau đây?

A. “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”

B. Bài trừ nội phản

C. Cải thiện đời sống nhân dân

D. Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ

Câu 3: Trong Lời kêu gọi Thi đua ái quốc ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các ngành, các giới thực hiện cho bằng được mục tiêu nào?

A. Dân tộc độc lập

B. Dân quyền tự do

C. Dân sinh hạnh phúc

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, được nêu trong tác phẩm nào?

A. Sửa đổi lối làm việc

B. Đời sống mới

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

D. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

Câu 5: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” chỉ rõ: Nhiệm vụ của Mặt trận văn hóa kháng chiến là bằng mọi hình thức động viên toàn dân tham gia chiến đấu. Bạn cho biết ai là tác giả cuốn sách này?

A. Hồ Chí Minh

B. Trường Chinh

C. Võ Nguyên Giáp

D. Lê Duẩn

Câu 6: Hội nghị văn hóa của Đảng họp từ ngày 26/2 – 2/3/1949 đã định ra những vấn đề nào sau đây?

A. Đường lối và nhiệm vụ cụ thể của ngành giáo dục, văn nghệ giai đoạn mới

B. Phát triển những nét lớn về lý luận xây dựng nền văn hóa mới

C. Phát huy sức mạnh của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức làm công tác văn hóa…

D. Cả ba đáp án trên

Câu 7: Bác Hồ có những câu thơ đã trở thành khẩu hiệu hành động của phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân: “Người người thi đua; Ngành ngành thi đua; Ngày ngày thi đua; Ta nhất định thắng; Địch nhất định thua”. Bạn cho biết những câu thơ này viết trong bài thơ nào?

A. Thơ chúc Tết xuân Mậu Tý (1948)

B. Thơ chúc Tết xuân Kỷ Sửu (1949)

C. Thơ chúc Tết xuân Canh Dần (1950)

D. Thơ chúc Tết xuân Tân Mão (1951)

Câu 8: Ngày 29-6-1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thành lập những tiểu ban nào trong Ban Tuyên huấn Trung ương?

A. Huấn học

B. Biên tập; Giáo dục

C. Văn nghệ; Biên tập; Huấn học

D. Huấn học; Biên tập; Văn nghệ; Giáo dục

Câu 9: Nghị quyết số 55 - NQ/TW, ngày 14-9-1950 của Ban Bí thư khóa I, về tổ chức Ban Tuyên truyền và Ban Giáo dục Trung ương Đảng đã Quyết nghị đồng chí nào làm Trưởng ban Tuyên truyền?

A. Tố Hữu

B. Hà Huy Giáp

C. Trần Huy Liệu

D. Nguyễn Văn Huyên

Câu 10: Lên đàng là một trong những hành khúc tiêu biểu của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam nhằm kêu gọi tuổi trẻ cả nước tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Bạn cho biết ai là tác giả của bài hát này?

A. Nguyễn Đình Thi

B. Lưu Hữu Phước

C. Văn Cao

D. Đỗ Nhuận