- Ngày 24/4, bác sĩ Hồ Mạnh Tường (Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM) (HOSREM) cho biết, các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng thành công qui trình chẩn đoán di truyền trên phôi người. Đây là nghiên cứu đầu tiên có khả năng chẩn đoán di truyền trên phôi người ở VN.
Đầu thập niên 90, các nhà khoa học ở Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và thành công trong việc chẩn đoán di truyền trên phôi người ở giai đoạn trước khi làm tổ vào tử cung (Preimplantation Genetic Diagnosis – PGD). Mục đích để tránh tình trạng phá, bỏ thai khi phát hiện dị tật, bất thường trong quá trình khám tiền sản. Điều này giúp các cặp vợ chồng tránh được đau đớn lớn về thể xác lẫn tâm hồn.
Đến nay, kỹ thuật này đã phát triển rộng rãi và đã được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, kỹ thuật này đã được áp dụng tại
Được biết, hiện có khoảng 300 gen liên quan đến bệnh có thể được phát hiện bằng PGD. Trong nhóm chỉ định này, chỉ định chẩn đoán gen liên quan đến bệnh thalassemia (còn gọi là bệnh thiếu máu Địa Trung Hải) có triển vọng áp dụng rộng ở VN.
Đầu năm 2009, đề tài nghiên cứu này đã được thông qua hội đồng khoa học của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM. Nghiên cứu đang ở giai đoạn hoàn chỉnh các qui trình kỹ thuật, thống kê số liệu chuẩn bị báo cáo nghiệm thu đề tài.
Đây là đề tài khoa học cấp thành phố do các nhà khoa học thuộc Đại học Y dược TP.HCM, HOSREM và Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM) thực hiện. Bác sĩ Tường cho biết thêm, sau khi nghiệm thu thành công, sẽ chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện lớn có nhu cầu.