Khi bạn nhìn vào một từ nào đó trên màn hình, não bộ sẽ phản ứng và khi đó máy quét não có thể đoán được suy nghĩ của bạn.
Báo Thames chủ nhật ra ngày mùng 3/5 ở Anh đưa tin: Tháng trước nhà nghiên cứu khoa học Adam Wilson đã trở thành người đầu tiên thành công trong việc tái hiện hình ảnh trong não người qua mạng Internet.
Khi đó Wilson là một thành viên của phòng thí nghiệm thuộc trường Đại học Wisconsin của Mỹ, trên đầu ông luôn đội “chiếc mũ len”. Trên thực tế, “chiếc mũ len” đó chính là một chiếc máy quét não cực kỳ tinh vi. Trong mỗi “sợi len” đều chứa đựng những kết cấu vi mạch điện tử rất phức tạp dùng để phát hiện ra những điện trường nhỏ bé được sinh ra trong khi bộ não Wilson làm việc.
Qua mấy phút làm thử nghiệm, Wilson phát hiện ra rằng mình có thể dùng máy quét não để “nghĩ” ra tín hiệu điện tử và phát chúng đi. Sau 20 phút dùng não viết câu đầu tiên trên blog, Wilson đã khẳng định: "Tôi đang dùng não để viết".
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tuần trước Wilson nói: “Nếu ngay từ đầu biết công nghệ này lại thu hút sự quan tâm của nhiều người đến như vậy thì tôi đã “viết” ra những câu có ý nghĩa hơn nhiều rồi."
Wilson hi vọng rằng phát minh của mình có thể giúp cho người câm, người không có khả năng viết có thể giao lưu với thế giới bên ngoài một cách dễ dàng thông qua suy nghĩ.
Ứng dụng tiên tiến nhất
Hiện nay, một số công nghệ ứng dụng bộ não đã thật sự “bước ra khỏi phòng thí nghiệm”, thậm chí nó còn được ứng dụng thực tế trong một số lĩnh vực như quốc phòng, thương mại..
Một số nhà khoa học đang quảng bá công nghệ quét não của mình với một vài công ty lớn để công nghệ này có thể tái hiện những suy nghĩ và mong muốn thiết thực nhất của con người.
Gemma Calvert - giáo sư khoa thần kinh học của Trường đại học Oxford ở Anh là một trong những nhà khoa học như vậy. Ông là người đầu tiên sáng lập nên công ty Neurosense - là công ty tư vấn tiếp thị thần kinh học. Khách hàng của Neurosense gồm có không ít những doanh nghiệp lớn. Neurosense sẽ quét não của những người tình nguyện ở các doanh nghiệp đó để quan sát xem phản ứng của họ đối với từng loại sản phẩm và nhãn hiệu khác nhau.
Calvert nói: “Phần lớn quyết định mua bán của chúng ta xuất phát từ ý thức. Nó lấy ‘trình tự’ ý thức (thậm chí là chưa có ý thức) làm cơ sở. Công nghệ quét não có tác dụng mô tả ‘trình tự’ này. Nó hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp có cách tiếp thị và cải tiến sản phẩm của mình tốt nhất.”
Một số người gọi công nghệ quét hình ảnh trong não người là “con tin đại não”. Tại sao vậy? Câu trả lời đó là công nghệ này đã mang lại một vài lợi ích. Ví dụ như đối với việc nghiên cứu mẫu mã bao bì của thuốc lá, chữ viết và hình ảnh cảnh báo thuốc lá có hại cho sức khoẻ con người trên vỏ bao không thể làm giảm tỉ lệ dân nghiện thuốc, mà trái lại nó càng làm cho họ trở lên hứng thú.
Calvert giải thích: “Khi dân nghiện thuốc nhìn thấy những chữ viết và hình ảnh cảnh báo đó, bộ não của họ sẽ lập tức bị kích thích. Và trên thực tế điều này đồng nghĩa với việc kích thích thói quen hút thuốc của họ.”