Những con voi đầu tiên trên trái đất có kích thước không lớn hơn thỏ, các chuyên gia hóa thạch Pháp khẳng định.
Các nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp phát hiện chiếc sọ hóa thạch tại một nơi cách thành phố
Sau khi phân tích họ xác định đó là một con voi cổ đại. Con vật không có vòi và chiều dài từ đầu tới đuôi chưa tới 50 cm. Khối lượng của nó vào khoảng 4-5 kg. Nhìn chung ngoại hình của nó có nhiều điểm khác biệt so với voi ngày nay, song các nhà khoa học khẳng định chúng là tổ tiên của loài động vật to lớn nhất trên cạn. Kết quả phân tích răng cho thấy Eritherium azzouzorum có nhiều răng sữa nhô ra khỏi miệng. Trải qua hàng chục triệu năm, những chiếc răng đó đã phát triển thành cặp ngà ở voi hiện đại.
Eritherium azzouzorum có niên đại lớn hơn 10 triệu năm so với các hóa thạch khác của voi. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng bởi chứng tỏ động vật có vú đã phát triển sớm hơn nhiều sau sự tuyệt chủng của khủng long.
Khủng long biến mất cách đây chừng 65 triệu năm. Từ trước tới nay giới cổ sinh vật học cho rằng mãi tới 15 triệu năm sau đó động vật có vú mới xuất hiện trên địa cầu. Nhưng hộp sọ của Eritherium cho thấy, voi cùng một số động vật linh trưởng và động vật gặm nhấm đã xuất hiện chỉ 5 triệu năm sau khi khủng long tuyệt chủng.
Những động vật này không có cơ hội tồn tại trong giai đoạn mà khủng long còn sống vì chúng không thể cạnh tranh thức ăn với khủng long. Vì thế khi khủng long tuyệt chủng, những động vật có vú mới xuất hiện và tiến hóa.