Hiện nay rầy nâu gây hại trên lúa mùa ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. Mật độ trung bình 1.000 con/m, nơi cao 3.000 con/m2, cục bộ 6.000 con/m2 đến 1 vạn con/m2 và đã gây cháy chòm cục bộ ở một số nơi.
Trong những ngày tới, thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tiếp tục thuận lợi cho rầy phát sinh, gây hại với tốc độ nhanh có thể gây cháy trên diện rộng nếu không được phòng trừ kịp thời.
Để hạn chế thiệt hại do rầy gây ra cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ như sau:
Đối với trà lúa giai đoạn ngậm sữa - trắc xanh - đỏ đuôi hoặc những ruộng lúa bị hạn: sử dụng một trong các loại thuốc tiếp xúc để phun trừ, như: Bassa 50EC.
Dibacide 50EC, Serpal super 550EC, Dragon 585EC… Trước khi phun bắt buộc phải rạch hàng rộng 0,5-0,6 cm và phun kỹ vào gốc lúa nơi rầv bám trú.
- Đối với trà lúa đang giai đoạn đòng già - trỗ, nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Actara 25WG; Chess 50WG; Regent 800WG; Cofidor 700WG; Midan 10 WP; Sectox l00 WP…
- Nên hỗn hơp với một trong các loại thuốc: Padan 95SP; Patox 95SP. Gà nòi 95SP để tăng hiệu quả diệt trứng rầy. Khi hỗn hơp thuốc cần giữ nguyên nồng độ của mỗi loại thuốc như khuyến cáo.
Chú ý:
- Khi pha các loại thuốc dạng có ký hiệu dạng thuốc: WP; WG: SP bắt buộc phải pha vào chai lắc tan tntớc khi cho vào bình phun mới có hiệu quả.
- Khi lúa đang trỗ chỉ đươc phun thuốc vào buổi chiều mát.
- Sau khi phun thuốc 2-3 ngày cần kiểm tra lại mật dộ rầy ở diện tích đã phun thhốc, nếu mật độ giảm không đáng kể nhất thiết phải phun nhắc lại.