Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (WWF) cho rằng các nước nên hoãn xây dựng đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông Mekong trong vòng 10 năm để nghiên cứu kỹ những tác động của việc xây dựng và vận hành chúng.
Hiện tại có 11 đập thủy điện được đề xuất xây dựng trên hạ lưu sông Mekong, đoạn chảy qua Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.
Giám đốc Chương trình Môi trường và Con người tại Australia của tổ chức Oxfam, ông Micahel Simon, cho biết “Mỗi một con đập được xây dựng trên hạ lưu sông Mekong sẽ ngăn cản đàn cá di cư tới khu vực sinh sản, từ đó làm suy giảm nguồn cá tại đây”.
Theo ước tính sơ bộ, sản lượng đánh bắt cá hàng năm tại lưu vực sông Mekong - có giá trị tương đương 7 tỷ USD - sẽ giảm xuống còn 70% bởi các con đập được xây dựng trên dòng chảy chính của hạ lưu sông. Ngoài ra, các loài động vật đặc trưng của sông như cá Tra dầu và cá heo
“Chúng ta có thể hạn chế những tác động đối với sự kết nối sinh thái do các dự án thuỷ điện gây ra. Ví dụ, chúng ta có thể xây dựng đập lớn bên cạnh một nhánh sông tại vùng đồng bằng thay vì xây dựng ngang dòng chảy chính, hoặc một nhà máy thủy điện có thể không cần tới đập", ông Goichot nói.
Dự án không có đập, đồng nghĩa với việc không phá hủy sự kết nối sinh thái, cho phép phù sa lưu thông theo dòng chảy và cá vẫn di cư được lên thượng nguồn. Đó cũng là một mô hình cho phát triển du lịch bền vững.
WWF cho rằng các nước nên hoãn phê duyệt xây dựng đập trên dòng chảy chính của sông
Các ngân hàng Mỹ, châu Âu và châu Á sẽ thảo luận về các dự án đập trên hạ lưu sông Mekong trong một cuộc họp tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 24/9. WWF cho biết, cuộc họp nhằm xem xét về các rủi ro về tài chính, xã hội và môi trường cũng như trách nhiệm đối với phát triển thủy điện trên hạ lưu sông