Nuốt kim cương có thể giúp tìm bệnh

16:18, 08/09/2010

Các nhà khoa học Đài Loan đã phát triển ra một loại kim cương nano mà khi được bọc ngoài bằng một loại đường hay protein đặc biệt, kim cương này được hấp thụ vào cơ thể và tự tấn công vào các tế bào cụ thể.

 

 

Nghiên cứu này, hiện đang được thử nghiệm trên động vật, thậm chí có thể giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở người.

 

Kim cương nano là những mẩu các-bon sạch vô cùng nhỏ, chỉ có kích thước vài nanomet, mà mỗi nanomet có kích thước nhỏ hơn sợi tóc của con người khoảng 100.000 lần. Hầu hết kim cương nano được tạo thành bằng cách phá bằng thuốc nổ TNT hoặc các loại thuốc nổ khác để tạo ra nhiệt độ và áp suất cao gắn kết các nguyên tử các-bon lại với nhau trong một cấu trúc kim cương nano 3D cổ điển.

 

Tuy nhiên, những kim cương nano này không ở thể đặc. Bên trong những cấu trúc nhỏ bé là những lỗ nhỏ bé, được gọi là lỗ trống, nơi một nguyên tử nitrogen từ trong không khí đã thế chỗ 2 nguyên tử các-bon. Những lỗ trống nitrogen trong kim cương rất bình thường. Kim cương tự nhiên với nhiều nitrogen thường có mầu vàng nhạt. Loại kim cương nano mà các nhà khoa học Đài Loan sử dụng hút ánh sáng vàng và phát ra ánh sáng tím.

 

Tiếp đó, các nhà khoa học cho loài giun tròn C.elegans ăn 2 loại kim cương nano. Mẻ kim cương nano đầu tiên không được bọc ngoài, chỉ là các-bon sạch với một ít nguyên tử nitrogen. Những kim cương nano này đã bao phủ bộ máy tiêu hóa của con giun trong suốt.

 

Mẻ kim cương nano thứ hai mà loài giun tròn đã ăn được bao phủ bằng một loại đường đặc biệt. Một khi đi vào cơ thể con giun, những kim cương nano này sẽ đi qua hệ tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể con giun, tập hợp tại rất nhiều điểm bên trong cơ thể giun.

 

Cả hai loại kim cương nano được bọc và không bọc đều sáng bừng lên màu tím khi ánh sáng vàng rọi vào người con giun, làm hé lộ vị trí của chúng bên trong cơ thể giun. Tất cả những con giun được tô điểm này đều đã có một cuộc sống bình thường và không một con nào cho thấy có dấu hiệu đau đớn, các nhà khoa học cho biết.

 

Các nhà khoa học cho giun ăn kim cương nano chỉ để đo đặc tính độc của chúng và quan sát nơi kim cương kết thúc. Những hoạt động cụ thể hơn sẽ sớm được công bố, ông Vadym Mochalin, một nhà khoa học thuộc ĐH Drexel, người đã sử dụng kim cương nano trong nghiên cứu riêng của mình cho biết.

 

Thực tế, bất cứ loại protein hay hóa chất nào cũng có thể phủ lên kim cương nano. Khi được đưa vào cơ thể, những kim cương nano được bọc này có thể tìm kiếm và tự tấn công các tế bào ung thư, tế bào miễn dịch và các tế bào khác.

 

Trước tiên, những kim cương nano được bọc và phát sáng sẽ giúp các bác sĩ và các nhà khoa học tìm và vẽ bản đồ các bệnh ung thư và những thứ khác gây hại cho con người. Sau đó, kim cương nano có thể được sử dụng để đưa những liều thấp các loại thuốc có tác dụng mạnh vào điều trị các căn bệnh trên.

 

Một số nhà khoa học còn rất hứng thú với việc sử dụng kim cương nano để dò theo các tế bào ống.

 

Những tế bào ống có thể khởi động sự phản ứng của hệ miễn dịch, giúp điều trị những di chứng thần kinh và thậm chí có thể tái sinh toàn bộ các cơ quan nếu nghiên cứu này được phát triển. Những phương pháp điều trị tiên tiến như vậy phải mất nhiều năm nữa nhưng dù sao, nghiên cứu này, cùng với hàng loạt các công trình khác nghiên cứu về kim cương nano, đã giúp mở ra cánh cửa cho các phương pháp điều trị hiệu quả mới trong tương lai.