Một nghiên cứu mới cho thấy những khu rừng tái sinh trên thế giới từ năm 2000 có tổng diện tích bằng nước Pháp, lưu trữ tương đương 5,9 tỷ tấn CO2. Các đốm màu xanh cây thể hiện các khu vực tái sinh rừng trong 21 năm qua theo báo cáo của dự án Trillion Tree.
Dự án bảo vệ và phục hồi rừng trên toàn thế giới Trillion Trees đã phát hiện ra rằng gần 59 héc-ta đã hồi sinh trong hơn 2 thập kỷ.
Diện tích rừng này có thể lưu trữ nhiều hơn lượng khí thải CO2 hàng năm của Mỹ, làm nổi bật vai trò quan trọng của rừng trong việc giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, các nhà bảo tồn cảnh báo rằng số lượng cây bị đốt hàng năm nhiều hơn số lượng được trồng lại.
Dự án Trillion Trees đã kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho việc tái tạo rừng để giải quyết biến đổi khí hậu và hành động ngăn chặn nạn phá rừng ở những quốc gia như Brazil.
Những khu rừng tái sinh trên thế giới từ năm 2000 có tổng diện tích bằng nước Pháp, lưu trữ tương đương 5,9 tỷ tấn CO2.
Phục hồi tích cực liên quan nhiều nhất đến sự tác động của con người. Việc trồng các loại cây bản địa và cây bụi hỗ trợ hoặc khởi động quá trình tái sinh tự nhiên. Trong khi đó, cây cối trở lại theo cách riêng của chúng trong quá trình tái sinh tự nhiên.
Tại các khu rừng phía bắc Mông Cổ, nghiên cứu cho thấy gần 1,2 triệu héc-ta đã được tái sinh trong 20 năm qua do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên và chính phủ Mông Cổ tăng cường chú trọng đến các khu bảo tồn.
Theo nghiên cứu, các khu rừng ở Trung Phi và rừng sâu của Canada cũng là những điểm nóng tái sinh.