Đó là một trong những nội dung cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới được đưa ra tại Hội nghị giao ban quý I/2023 của Ngân hành Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, được tổ chức chiều 13-4.
Tính đến cuối quý I, tổng dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh là 4.185 tỷ đồng, chiếm 99,38% trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh, tăng 69,5 tỷ đồng so với cuối năm 2022, với trên 82 nghìn hộ còn dư nợ. Trong đó, dư nợ do Hội Liên hiệp Phụ nữ quản lý chiếm 29,1%, Hội Nông dân 28,4%, Hội Cựu chiến binh 22,4%, Đoàn Thanh niên 20,1%. Nhờ thực hiện tốt việc quản lý nguồn vốn nên nợ quá hạn, nợ khoanh chỉ chiếm 0,046% trong tổng dư nợ ủy thác...
Toàn tỉnh hiện có trên 170 điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND cấp xã, giúp người dân thuận tiện trong việc vay, trả vốn. Ảnh: T.L |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, NHCSXH tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể cũng đã chỉ ra một số tồn tại, khó khăn, như: Nhu cầu vốn cho chương trình tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm hiện rất lớn, nhưng vốn cân đối từ Trung ương và địa phương còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát của một số tổ chức hội, đoàn thể ở cơ sở chưa thường xuyên và không phát hiện được những sai sót như nhiều hộ vẫn có nhiều thành viên cùng vay vốn.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền về một số chương trình cho vay (nhà ở xã hội, cho vay học sinh, sinh viên, nâng mức cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo) chưa được quan tâm đúng mức...
Từ thực tế này, thời gian tới, các tổ chức hội, đoàn thể sẽ tiếp tục phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại để nâng cao hiệu quả cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin