Thúc đẩy phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà

Thu Hà 15:46, 05/03/2025

Ngày 5-3, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức chương trình trao đổi về phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà. Tham dự có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh, đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ và các đơn vị sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn.

Nghệ nhân Hoàng Anh Sướng trao đổi với các đại biểu về văn hóa Trà Thái Nguyên.
Nghệ nhân Hoàng Anh Sướng trao đổi với các đại biểu về văn hóa Trà Thái Nguyên.

Chương trình có sự tham gia của nhà báo, nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng và các nghệ nhân, nhà nghiên cứu về văn hóa trà. Chương trình nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thưởng trà, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của trà Thái Nguyên.

Trong Chương trình, các đại biểu thảo luận về văn hóa trà Việt Nam, văn hóa trà Thái Nguyên, kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật pha trà, thưởng trà. Theo đó, trà không chỉ đơn thuần là một thức uống mà còn thể hiện sự tinh tế, trang nhã trong phong cách sống và giao tiếp của người Việt Nam nói chung, người dân Thái Nguyên nói riêng.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa trà. Theo đó, phụ nữ Thái Nguyên không chỉ trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến trà mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dạy nghệ thuật pha trà, thưởng trà, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa này trong gia đình, cộng đồng.

Nghệ nhân Hoàng Anh Sướng biểu diễn nghệ thuật pha trà, thưởng trà.
Nghệ nhân Hoàng Anh Sướng biểu diễn nghệ thuật pha trà, thưởng trà.

Đặc biệt, những chia sẻ của nhà báo, nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu về văn hóa trà góp phần làm phong phú thêm nội dung thảo luận và mở ra những định hướng mới trong việc phát triển thương hiệu trà Thái Nguyên, đưa sản phẩm trà vươn xa hơn.

Thái Nguyên hiện có diện tích trồng chè trên 22.200ha, sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 272.800 tấn/năm, là địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất chè, với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành chè (như ứng dụng khoa học - công nghệ, chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại...).

Trong nội dung Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chế biến chè...