Ngày 19-12, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị giới thiệu hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với nhận diện thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Tham dự có các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” và đại diện các sở, ngành liên quan.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ trao hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với nhận diện thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho đại diện 6 hợp tác xã. |
Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với nhận diện thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”.
Sở đã lựa chọn 6 đơn vị để triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc là Hợp tác xã Chè Hảo Đạt, Hợp tác xã Trà Sơn Dung, Hợp tác xã Trà và Du lịch cộng đồng Tiến Yên, Hợp tác xã Tâm Trà Thái, Hợp tác xã Hương Vân Trà và Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Bắc Thái.
Tại Hội nghị, Sở Khoa học và Công nghệ giới thiệu về hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với nhận diện thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”; trình diễn mô hình thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với nhận diện thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương.
Các đại biểu quét mã QR truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chè Tân Cương. |
Hội nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển giá trị của chỉ dẫn địa lý "Tân Cương"; chuẩn hoá việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm; nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin