Vấn đề chính phủ thiểu số trở thành chủ đề nóng sau khi Phó Thủ tướng Wissanu Krea-Ngam tuần trước nói rằng cuộc bầu cử có thể dẫn đến một chính phủ không nắm nhiều ghế nhất tại Hạ viện.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 9-5, Thủ tướng Thái Lan sắp mãn nhiệm Prayut Chan-o-cha đã từ chối bình luận về khả năng nước này sẽ có một chính phủ thiểu số sau cuộc bầu cử ngày 14-5 tới, đồng thời cho biết muốn chờ kết quả trước khi tiến hành thương lượng với các đảng khác.
Ông Prayut, ứng cử viên của đảng Quốc gia Thái Lan Thống nhất (UTN) vào chức thủ tướng, cam kết sẽ lựa chọn điều tốt nhất cho đất nước khi chính phủ tiếp theo được thành lập.
Nhà lãnh đạo đã cầm quyền 8 năm qua tại Thái Lan cũng kêu gọi người dân giữ thái độ ôn hòa. Ông nói thêm rằng cho dù ai là người lãnh đạo chính phủ tiếp theo cũng sẽ tiếp tục công việc để cải thiện cuộc sống của nhân dân Thái Lan.
Vấn đề chính phủ thiểu số trở thành chủ đề nóng sau khi Phó Thủ tướng Wissanu Krea-Ngam tuần trước nói rằng cuộc bầu cử có thể dẫn đến một chính phủ không nắm nhiều ghế nhất tại Hạ viện.
Thuật ngữ “chính phủ thiểu số” đang được sử dụng để mô tả kịch bản mà trong đó các đảng không giành đa số tại Hạ viện vẫn có thể cầm quyền bằng việc sử dụng sự ủng hộ của Thượng viện không qua bầu cử.
Phát biểu của ông Wissanu đã vấp phải sự phản đối gay gắt của nhiều chính khách từ các đảng đối lập.
Các cuộc thăm dò dư luận công khai trước thềm bầu cử cho thấy đảng Tiến lên và đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) trong khối đối lập đang dẫn đầu về sự ủng hộ.
Đảng Quyền lực Nhà nước Nhân dân (PPRP) và UTN đang bị bỏ lại phía sau, nhưng hai đảng này lại có thể trông đợi vào sự ủng hộ của 250 thượng nghị sỹ được quân đội bổ nhiệm.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin