Đó là một trong những nội dung được đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đề cập tại Hội nghị giao ban thường kỳ quý I/2023 của Ban đại diện Hội đồng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, tổ chức sáng 18-4.
Đại diện lãnh đạo NHCSXH tỉnh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I/2023. |
Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh: Trong quý I, tổng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương qua hệ thống NHCSXH trên địa bàn tỉnh đạt 30,1 tỷ đồng, hoàn thành 100,3% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, hiện tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH tỉnh mới đạt gần 201 tỷ đồng, chiếm 4,75% tổng nguồn vốn NHCSXH đang quản lý. So với mức bình quân chung toàn quốc (khoảng 10%), Thái Nguyên có nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH thấp. Trong khi đó, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh vẫn rất thiếu, cần tỉnh và các huyện, thành phố dành nguồn ngân sách ủy thác để có thêm nhiều hộ có điều kiện tiếp cận vốn vay.
Tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Tiến yêu cầu: Sở Tài chính tham mưu đề xuất với UBND tỉnh cân đối nguồn vốn ngân sách chuyển sang NHCSXH để thực hiện Đề án cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tỉnh trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, trong đó có việc xử lý nợ quá hạn, kéo dài. NHCSXH tỉnh giải ngân kịp thời theo chỉ tiêu kế hoạch đã được giao năm 2023, đặc biệt là những chương trình cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…
Tính đến cuối tháng 3/2023, tổng nguồn vốn NHCSXH tỉnh quản lý là gần 4.224 tỷ đồng, tăng 69 tỷ đồng so với thời điểm ngày 31/12/2022 (tăng 1,66%). Dư nợ cho vay đạt 4.211 tỷ đồng, với 82.540 hộ vay, dư nợ bình quân đạt 51,02 triệu đồng/hộ. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin