Hiện nay, trong tổng số 4.643 tỷ đồng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm có dư nợ nhiều nhất, với 969 tỷ đồng, chiếm 20,8%.
Nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh sử dụng vốn vay giải quyết việc làm từ Ngân hàng Chính sách xã hội để cải tạo hoặc trồng mới chè. |
Riêng năm 2023, nguồn vốn được bổ sung cho chương trình này là gần 330 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương cấp bổ sung theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 240 tỷ đồng; nguồn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh huy động 50 tỷ đồng, nguồn từ ngân sách địa phương ủy thác sang là gần 39,4 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2023, toàn tỉnh có 6.600 hộ được vay vốn, nâng tổng số hộ còn dư nợ của chương trình lên 16.524 hộ. Các hộ vay vốn chủ yếu để chăn nuôi, trồng trọt, mua máy móc, thiết bị mở rộng hoặc mở mới cơ sở sản xuất; kinh doanh…
Được biết, trong tổng số 20 chương trình hiện còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đứng vị trí thứ hai là chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, với 924 tỷ đồng. Tiếp đến là các chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, đều có dư nợ trên 600 tỷ đồng. Chương trình cho vay hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn là 570 tỷ đồng; nhà ở xã hội 120 tỷ đồng. Các chương trình còn lại có dư nợ không đáng kể, phổ biến từ vài tỷ đồng đến trên 20 tỷ đồng.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin