Đó là một trong những nội dung cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới, được đưa ra tại Hội nghị giao ban quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024 của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thái Nguyên với 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chiều 11-4.
Tại đây, một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động được NHCSXH tỉnh nêu ra, đó là: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ toàn chi nhánh đạt thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc (do tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh giảm; số xã thuộc vùng khó khăn để được vay vốn chương trình sản xuất - kinh doanh tại vùng khó khăn và thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn giảm mạnh, hiện chỉ còn 8 xã); tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động của tổ chức và cá nhân tính đến cuối quý I mới được gần 4,5 tỷ đồng, bằng 5,58% kế hoạch năm. Cùng với đó, nguồn vốn 2 chương trình cho vay là nhà ở xã hội và hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân...
Trước thực tế này, NHCSXH tỉnh đề nghị các hội, đoàn thể phối hợp hiệu quả với NHCSXH các cấp tổ chức phát động tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo năm 2024, nhằm tăng tỷ lệ huy động vốn của tổ chức, cá nhân; tiếp tục tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội...
Được biết, trong quý I/2024, doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh đạt gần 265 tỷ đồng, với 5.357 lượt hộ được vay; doanh số thu nợ đạt gần 204 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 3, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 4.704 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 1,31%) so với cuối năm 2023. Theo kế hoạch, năm nay, dư nợ tín dụng của NHCSXH tỉnh đạt từ 8%.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin