Khuyến khích cán bộ dôi dư nghỉ việc

Theo NDĐT 13:44, 13/03/2023

Thời gian qua, kết quả tinh giản biên chế tuy đạt về chỉ tiêu số lượng nhưng chưa thật sự gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Bộ Nội vụ (Ảnh minh hoạ: Báo Tin tức)
Bộ Nội vụ (Ảnh minh hoạ: Báo Tin tức)

Có ý kiến cho rằng, việc tinh giản biên chế chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, thậm chí giảm cả những người tinh (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thật sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc; chưa thực hiện hiệu quả chính sách tinh giản đối với các trường hợp có năng lực hạn chế không đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm hiện đảm nhiệm.

Đáng lo ngại, có những trường hợp tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế nên họ lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ nhằm thực hiện tinh giản biên chế. Thực tế nêu trên vừa ảnh hưởng hiệu quả của hoạt động công vụ, vừa gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Các kết luận, thông báo của Bộ Chính trị cũng như nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vừa qua đều đánh giá công tác bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính, tinh giản biên chế còn lúng túng, số lượng người cần tiếp tục giải quyết còn nhiều.

Bộ Nội vụ đang tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị định Quy định về tinh giản biên chế của Chính phủ nhằm thay thế ba nghị định về chính sách tinh giản biên chế hiện hành. Tuy đang trong quá trình lấy ý kiến, nhưng dự thảo Nghị định Quy định về tinh giản biên chế cần được cơ quan soạn thảo là Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện theo hướng quán triệt đầy đủ nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện.

Các quy định ban hành cần dựa trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại đội ngũ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; đồng thời bịt được các kẽ hở, những bất cập, hạn chế được nêu, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

Các kết luận, thông báo của Bộ Chính trị cũng như nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vừa qua đều đánh giá công tác bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính, tinh giản biên chế còn lúng túng, số lượng người cần tiếp tục giải quyết còn nhiều.

Một trong những vướng mắc, bất cập là do các cơ chế tài chính hiện hành chưa thật sự phù hợp và đủ mạnh để có thể khuyến khích, hỗ trợ một cách thỏa đáng cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế hoặc dôi dư yên tâm khi nghỉ việc.

Do vậy, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới là nghiên cứu, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan việc tinh giản biên chế, sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi cho các địa phương, đơn vị thực hiện; có chính sách ưu đãi phù hợp theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế nghỉ việc ngay, đồng thời bảo đảm giúp họ ổn định cuộc sống, tìm được việc làm mới.


Từ khóa:

cán bộ

tinh giản biên chế