Các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành của một số tập đoàn như EVN, PVN… đều được công bố lỗ “khủng”. Bên cạnh đó, số DNNN làm ăn thua lỗ vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 9/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước dừng đầu tư ra ngoài ngành, tính toán rút dần các khoản đã đầu tư ngoài ngành để tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực chính.
Đặc biệt, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị TW 3, khóa XI, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015.”
Như vậy, thoái vốn đầu tư ngoài ngành là một mệnh lệnh nhất quán, cương quyết, nằm trong tổng thể nhiều giải pháp tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty.
Tuy vậy, để mệnh lệnh này được chấp hành nghiêm túc, không phải là việc dễ dàng.
Những con số khủng
Thời điểm “đỉnh cao” của “phong trào” đầu tư kinh doanh đa ngành ở các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là giai đoạn 2007-2008. Với tham vọng trở thành các “chea bol” của Việt Nam, nhiều tập đoàn, mà điển hình là Vinashin đã thành lập các công ty con và đầu tư vào những lĩnh vực ngoài nhiệm vụ chính được giao. Tuy vậy, do kiểm soát thiếu chặt chẽ, đầu tư dàn trải, phân tán nên nhìn chung, việc các hoạt động đầu tư như vậy đều không phát huy hiệu quả, thậm chí còn tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Một báo cáo của Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng: Các tập đoàn Nhà nước đầu tư ngoài ngành gần 22.000 tỷ đồng, trong đó có 3.576 tỷ đồng vào chứng khoán, 2.236 tỷ đồng vào lĩnh vực bảo hiểm, 5.379 tỷ đồng vào bất động sản, vào quỹ đầu tư 495 tỷ đồng; riêng lĩnh vực ngân hàng vượt trội với 10.128 tỷ đồng. Trong số các tập đoàn đầu tư ra ngoài ngành, dẫn đầu là Dầu khí (6.708 tỷ đồng), tiếp đến là Công nghiệp cao su (3.848 tỷ đồng).
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư, ông Đặng Huy Đông nhận xét: Nhìn vào lĩnh vực đầu tư và con số tuyệt đối, giá trị đầu tư rất lớn và cần phải xem xét lại. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm… Đây là những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao.
Đơn cử, Tập đoàn Điện lực Việt
Tập đoàn Dầu khí Việt
Và những hệ lụy
Tổng đầu tư ngoài ngành của 11 tập đoàn là trên 19.500 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD), trong đó dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí (6.708 tỷ đồng), Công nghiệp Cao su (3.848 tỷ đồng).
“Việc các tập đoàn dùng uy tín, nguồn lực của nhà nước để đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm được sẽ làm giảm cơ hội và hạn chế sự phát triển của khu vực tư nhân. Hơn nữa, thực tế việc đầu tư ra ngoài ngành của các TĐKTNN không mang lại hiệu quả, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất kinh doanh chính và hệ lụy cho sự phát triển chung của tập đoàn”- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Đặng Huy Đông cho biết.
Bài học đắt giá nhất về quản lý lỏng lẻo, kinh doanh yếu kém, cả trong ngành lẫn các dự án ngoài ngành là tập đoàn Vinashin. Hậu quả mà doanh nghiệp này gây ra còn cần rất nhiều thời gian, công sức và tài lực mới có thể khắc phục được.
Thực tế, các tập đoàn kinh tế nhà nước đều kinh doanh đa ngành trên cơ sở tận dụng phương tiện, tài sản và nhân lực sẵn có từ ngành kinh doanh chính. Tuy nhiên, ở một số tập đoàn, mặc dù năng lực tài chính còn hạn chế, đang thiếu vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh chính nhưng các tập đoàn vẫn thực hiện đầu tư ra ngoài ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn.
Hệ quả của việc đầu tư tràn lan ngoài ngành, thiếu tính toán dẫn đến tình trạng không cân đối được vốn; Không cân đối với nhu cầu đầu tư; Không phân kỳ đầu tư dẫn đến đầu tư dàn trải; Không cân đối với năng lực quản lý, vượt tầm kiểm soát. Hệ lụy thua lỗ nhưng quan trọng hơn là không làm được vai trò của nhà nước đối với ngành chính, phụ hỏng mà chính cũng hỏng.
Mới đây, theo khảo sát của Ban đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước TƯ, trong 10 năm qua, sau khi sắp xếp lại, số DN thua lỗ và hòa vốn chiếm khoảng 60% tổng số DN năm 2001 thì năm 2010 con số này còn 20%.
Tâm lý chủ quan, ồ ạt đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính dẫn đến thua lỗ, thất thoát lớn cũng góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của khu vực này.
Tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, thất thoát vốn, thua lỗ nhiều, nợ đọng lẫn nhau của các doanh nghiệp… không chỉ là sự lãng phí nguồn lực quốc gia, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tính bình đẳng và minh bạch của môi trường kinh doanh nói chung.
Điều đó còn khiến dư luận quan ngại về việc thực hiện vai trò dẫn dắt và định hướng cho cả nền kinh tế của các doanh nghiêp Nhà nước.
Vấn đề đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước đã được đặt ra ngày từ khi chúng ta thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa. Tuy vậy, hơn 20 năm qua, tiến trình này chưa đạt yêu cầu như mong đợi, thậm chí có nhiều khúc quanh co. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do lợi ích cá nhân, cục bộ, lợi ích “nhóm” chi phối, trì níu.
Như vậy, để tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty, nhất định không được do dự thúc đẩy quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp này.
Đi liền với việc thoái vốn là định vị rõ hơn “thiên chức” của các doanh nghiệp nhà nước, xác định rõ lực lượng này sẽ làm gì, đóng vài trò cụ thể như thế nào đối với nền kinh tế, từ đó qui hoạch lại số lượng, cơ cấu, qui mô, lĩnh vực hoạt động của các DNNN.