* Nguyễn Vǎn Cừ sinh ngày 9-7-1912 quê ở thôn Cẩm Giàng, Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh. Nǎm 1927 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) do hoạt động trong tổ chức Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, ông bị đuổi học. Nǎm 1929 ông được kết nạp vào chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội. Nǎm 1930 ông làm Bí thư đầu tiên đặc khu Hòn Gai - Uông Bí. Sau đó ông bị bắt, kết án khổ sai đầy ra Côn Đảo. Trong nhà tù ông tranh thủ học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, viết báo, và trở thành một cán bộ lý luận xuất sắc.
Nǎm 1036 được trả lại tự do, nǎm 1937 ông được cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nǎm 1939, với cương vị Tổng bí thư, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VI. Đến tháng 6 nǎm 1940 ông bị bắt tại Sài Gòn. Thực dân Pháp kết án tử hình ông với tội danh: "chủ trương bạo động" và là "Người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ".
Ngày 28-8-1941, ông bị xử bắn tại Bà Điểm, Hóc Môn. Tại pháp trường ông đã quyết xé tấm bǎng đen bịt mắt và hô lớn: "Cách mạng Đông Dương thành công muôn nǎm!" Khi đó ông mới 29 tuổi.
* Ngày 9-7-1946, Chủ tịch Chính phủ ký sắc lệnh tổ chức Bộ Quốc gia Giáo dục. Luật sư Vũ Đình Hoè (trong Chính phủ Liên hiệp lâm thời) được cử làm Bộ trưởng.
Bộ Quốc gia Giáo dục có chức nǎng là cơ quan quản lý và tổ chức hệ thống giáo dục trong cả nước. Việc thành lập Bộ Quốc gia Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong buổi đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân. Bộ Giáo dục và đào tạo ngày nay là tiếp nối chức nǎng nhiệm vụ của Bộ Quốc gia Giáo dục.
* Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập ngành du lịch nước ta ngày 9-7-1960, với tên gọi: Công ty Du lịch Việt Nam. 19 nǎm sau, ngày 23-1-1979, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển du lịch trong cả nước, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chuyển Công ty du lịch Việt Nam thành Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Hai nǎm sau, ngày 17-9-1981 Tổng cục du lịch Việt Nam gia nhập tổ chức Du lịch Thế giới (viết tắt là OMT).
* Ngày 9-7-1968 đã kết thúc trận Khe Sanh. Trận đánh này bắt đầu từ ngày 21-1-1968.
Trong 170 ngày đêm vây hãm địch ở Khe Sanh, lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Bắc Quảng Trị đã:
- Tiêu diệt gần 17.000 địch (có 13.000 Mỹ)
- Bắn rơi và phá huỷ 480 máy bay, hàng trǎm xe quân sự, hơn 60 súng lớn, hơn 50 kho xǎng đạn.
- Thu hàng nghìn súng, hàng trǎm tấn lương thực và đồ dùng quân sự.
Nói về thất bại của Mỹ ở Khe Sanh, hãng thông tin Anh, Roi-tơ, ngày 27-6-1968, viết:
"Khe Sanh được ghi vào lịch sử chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như là một nơi phải trả với giá đắt nhất bằng máu".
* Ngày 9-7-1988 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã công bố luật Quốc tịch Việt Nam. Luật thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật có 6 chương, 18 điều. Bao gồm các chương trình như: Xác định quốc tịch Việt Nam; mất quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam; Quốc tịch trẻ em khi có sự thay đổi quốc tịch cha mẹ, quốc tịch con nuôi; Thẩm quyền giải quyết các vấn đề quốc tịch...
* Sinh trưởng trong một gia đình luật gia Italia, 9-8-1776, Avôgađô đã được đào tạo để trở thành trạng sư nhưng lòng ham thích khoa học tự nhiên đã khiến ông đột ngột thay đổi đường đời của mình. Nǎm 1806 ông được mời giảng dạy vật lý ở trường Đại học Turin và bắt đầu tiến hành nghiên cứu khoa học có hệ thống.
Avôgađô là người đầu tiên xác định thành phần định tính, định lượng của các hợp chất. Ông phát minh ra định luật xác định về lượng của các chất thể khí. Định luật này mang tên Avôgađô.
Sự phát triển tiếp theo của lý thuyết phân tử của Avôgađô và nửa sau của thế kỷ 19 đã dẫn đến sự phát triển rõ ràng về khái niệm quan trọng nhất của hoá học: Nguyên tử, phân tử, đương lượng. Ông mất ngày 9-7-1856.