* Ngày 26-3-1955 Quốc hội khoá I đã ra quyết định về "tự do tín ngưỡng". Đây là sự thể hiện đường lối đúng đắn, đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta từ những ngày đầu thành lập. Từ khi thành lập, Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sự đoàn kết toàn dân không phân biệt tôn giáo, dân tộc đã kết thành sức mạnh làm nên chiến thắng. Trong đấu tranh cách mạng, nhiều đoàn thể, nhiều tổ chức tôn giáo đã tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng. Tôn trọng tự do tín ngưỡng đã trở thành một trong những mục tiêu hành động của toàn dân Việt Nam ta.
* Cuối tháng 3 nǎm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ hai tại Sài Gòn, dưới sự chủ toạ của Tổng bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách và tǎng cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này, nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết định "Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn" và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên. Từ đó Đoàn TNCS Đông Dương ra đời. Qua các giai đoạn của Cách mạng, tổ chức này trải qua các tên gọi như: Đoàn thanh niên dân chủ, Đoàn thanh niên phản đế, Đoàn thanh niên cứu quốc, Đoàn thanh niên lao động và ngày nay là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cùng đất nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Từ ngày 23 đến ngày 25-5-1961, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đoàn lấy ngày 26-3 - một ngày trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương tháng 3-1931 - làm kỷ niệm thành lập đoàn.
* Ngày 26-3-1965, bộ đội pháo cao xạ đã bắn rơi 12 chiếc máy bay Mỹ tại tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là một trận thắng oanh liệt của binh chủng pháo cao xạ trong cuộc chiến đấu đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta.
* Từ các đơn vị độc lập ở chiến trường Tây Nguyên, ngày 26-3-1975 đã thành lập Quân đoàn 3.
Các đơn vị của quân đoàn đã kinh qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và được tôi luyện 10 nǎm trên chiến trường Tây Nguyên. Mùa xuân nǎm 1975, các đơn vị của quân đoàn đã lập chiến công xuất sắc ở Buôn Ma Thuột, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và bộ tổng tham mưu ngụy.
Quân đoàn còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam và nghĩa vụ quốc tế ở Cǎmpuchia được nước bạn thưởng huân chương Ǎngco.
Nǎm 1980 Quân đoàn 3 binh đoàn Tây Nguyên được Nhà nước tuyên dương là Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang.
* Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân nǎm 1975, trên chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên, sau khi đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, pháo binh của ta tập chung bắn phá các cǎn cứ địch ven thành phố Huế. Các mũi bộ binh nhanh chóng bao vây chia cắt địch, chặt đứt mọi đường rút lui của chúng tháo chạy về biển hòng tìm lối thoát. Quân và dân Thừa Thiên - Huế đã xốc tới truy kích địch. Đồng bào trong tỉnh nổi dậy phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang tiến công địch ở các chi khu quân sự và nhanh chóng đập tan bộ máy kìm kẹp, giành quyền làm chủ ở tất cả các quận. Nhiều đơn vị lính ngụy đã mang súng trở về với nhân dân.
Ngày 26-3-1975 thành phố Huế đã được giải phóng.
Thế giới
* Ngày 26-3-1483 là ngày sinh của Raphaen, danh hoạ Italia. Tác phẩm của ông thể hiện đầy đủ tính nhân vǎn trong nghệ thuật. Ông là người trung thành với truyền thống hiện thực trong bất kỳ tác phẩm nào. Đó là những hình tượng của con người hoàn chỉnh, con người lý tưởng, hoà hợp nhịp nhàng với kiến trúc và phong cảnh bao quanh. Ông cũng là một trong những người đã góp phần làm cho Rôma trở thành trung tâm vǎn hoá lúc bấy giờ với việc trang trí điện Vaticǎng. Tuy mất sớm (khi mới 37 tuổi) Raphaen đã để lại một số lượng rất lớn tác phẩm. Trong đó nổi tiếng nhất là bức hoạ Đức mẹ ở nhà thờ Xichxtơ.
* Nhà vǎn Pháp Vichto Huygô sinh ngày 26-3-1802 và qua đời ngày 22-5-1885.
Ông là nhà vǎn lớn nhất của chủ nghĩa lãng mạn của nước Pháp. Là người sáng lập ra trường phái lãng mạn, ông đã viết hơn 20 tập thơ, nhiều tiểu phẩm nổi tiếng như: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Pari. Là một người cộng hoà, dân chủ, ông đã đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ quân chủ, phải sống lưu vong 19 nǎm. Nhà vǎn Vichto Huygô được bầu vào Viện Hàn lâm và Quốc hội nước Pháp. Khi qua đời, thi hài của ông được đưa vào lǎng danh nhân Pǎngtêông ở Thủ đô Pari.
* 26-3-1979 là ngày ký kết Hiệp ước Ai-cập - Israel, mang lại nền hoà bình đầu tiên giữa một nước A-rập và một nước Do Thái, chấm dứt 30 nǎm chiến tranh giữa hai nước này.