* Ngày 31-3-1968 Tổng thống Mỹ Giônxơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, cách chức tướng Oétmolen Tư lệnh quân Mỹ ở Việt Nam (22-3), thừa nhận thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ ta tại Pari.
* Ngày 31-3-1968 sau hơn hai tháng tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, ở Huế, ta đã làm chủ thành phố 25 ngày, thành lập Chính quyền Cách mạng. Ở Sài Gòn - Gia Định, đặc công biệt động tiến công đồng loạt các cơ quan của Mỹ - Ngụy như Toà đại sứ Mỹ, dinh Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Nha Cảnh sát, Đài phát thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất... các lực lượng vũ trang trên toàn miền đồng loạt tiến công nhiều sở chỉ huy quân đoàn, sư đoàn tiểu khu, chi khu quân sự Ngụy, 45 sân bay, nhiều tổng kho bến tàu, cǎn cứ hải quân...
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Đây là đòn quyết định làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, đánh bại ý chí xâm lược của chúng buộc Mỹ phải "xuống thang chiến tranh", tạo ra bước ngoặt, mở đầu thời kỳ đi xuống về chiến lược của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
* 31-3-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp tại Hà Nội. Sau khi nghe Quân ủy Trung ương báo cáo chiến thắng của ta trong chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: Cuộc Tổng tiến công chiến lược của ta thực tế đã bắt đầu và trong ba tuần đã giành được thắng lợi cực kỳ to lớn. Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 35% sinh lực địch, lần đầu tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn của địch, hơn 40% binh khí kỹ thuật hiện đại của chúng bị mất. Ta thu và phá hơn 40% cơ sở vật chất và hậu cần của quân ngụy, giải phóng 12 tỉnh với gần 8 triệu người.
Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 nǎm 1975, không thể để chậm. Tư tưởng chỉ đạo là: "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Để động viên lực lượng cả nước, Bộ Chính trị thành lập Hội đồng chi viện chiến trường và giao cho thủ tướng Phạm Vǎn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch.
Thế giới
* Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, với sự giúp đỡ và hy sinh to lớn của nhân dân và Hồng quân Liên Xô, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời. Các nước Đông Âu trở thành thành viên gia đình xã hội chủ nghĩa, và cục diện cũng như lực lượng của cách mạng đã là nhân tố cho hoà bình thế giới. Nhân tố này đã khiến chủ nghĩa đế quốc phải nhìn nhận một cách đầy đủ. Những nǎm 60, Mỹ thực hiện tǎng cường vũ khí hạt nhân và phát động chiến tranh lạnh chống Liên Xô, chống hệ thống xã hội chủ nghĩa, đe doạ trực tiếp hoà bình thế giới. Để đối phó, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu mà Liên Xô là nòng cốt, đã thành lập Tổ chức hiệp ước Vacsava. Lực lượng quân sự của tổ chức đã làm tròn nhiệm vụ duy trì hòa bình.
Khi Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, ngày 31-3-1991 Tổ chức hiệp ước Vacsava chấm dứt hoạt động.