* Ngày 18-4-1977, Hội đồng chính phủ ban hành điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản điều lệ gồm 27 điều quy định về nguyên tắc chung, hình thức đầu tư, quyền lợi và nghĩa vụ của bên nước ngoài, thủ tục xin đầu tư vào Việt Nam, giải thể và thanh lý các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư của nước ngoài, việc xử lý các vụ tranh chấp giữa các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư của nước ngoài và các điều khoản thi hành Điều lệ.
* Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán chính thức, phái đoàn chính phủ Việt Nam và Pháp đã họp hội nghị trù bị ở Đà Lạt ngày 18-4-1946.
Phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. Trong hội nghị, phái đoàn ta đã tích cực đấu tranh vạch trần âm mưu của thực dân Pháp định xoá bỏ hiệp định sơ bộ 6-3 để lập lại chế độ thuộc địa ở Việt Nam. Phái đoàn ta kiên quyết giữ vững lập trường "Hoà bình trong tự do bình đẳng phù hợp với hiệp định sơ bộ 6-3 chứ không phải hoà bình trong nô lệ". Sau gần một tháng đấu tranh, hội nghị bế tắc vì thái độ ngoan cố của phái đoàn Pháp.
* Ngày 18-4-1970, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra tuyên bố nghiêm khắc cảnh báo tập đoàn phản động Lonnon Xirich Matắc đã gây ra những tội ác dã man đối với Việt kiều ở Cǎmpuchia. Bản tuyên bố viết "Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà cực lực lên án và tố cáo trước dư luận thế giới âm mưu độc ác và những tội ác cực kỳ man rợ của tập đoàn Lonno Xirich Matắc đối với kiều dân Việt Nam ở Cǎmpuchia".
* Từ thành phố Đà Lạt, trung đoàn 812 của ta nhanh chóng cơ động xuống Bình Thuận. Trung đoàn này cùng tiểu đoàn 200C và lực lượng địa phương tiêu diệt chi khu quân sự Thiện Giáo (Ma Lâm) là một vị trí quan trọng trên tuyến phòng thủ Tây Bắc thị xã Phan Rang. Du kích và nhân dân nổi dậy diệt địch, phá tan hệ thống đồn bốt của chúng. Quân địch ở tiểu khu Bình Thuận điên cuồng chống trả. Chúng cho pháo binh, máy bay liên tục mém bom đánh phá dọc theo tuyến vành đai đông - bắc Phan Thiết, tập trung 5 tiểu đoàn bảo an liên tục phản kích. Quân đoàn 2 của ta tiến đến Xara, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiến công thị xã Phan Thiết. Từ các hướng, các mũi, quân ta tiến công vào các mục tiêu then chốt, các cơ quan chỉ huy đầu não của địch. Ngày 18-4-1975, thị xã Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận được giải phóng.
Thế giới
* Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, liên quân 14 nước đế quốc tiến hành can thiệp hòng bóp chết cách mạng non trẻ. Hạm đội của nhiều nước đế quốc đã tiến vào và bao vây nước Nga. Ngày 18-4-1919, thuỷ thủ và binh lính Pháp trên chiến hạm Phơrǎngxơ tuyên bố chống lệnh chiến đấu của bọn chỉ huy, đưa ra khẩu hiệu "Không chiến tranh với nước Nga". Đồng chí Tôn Đức Thắng, lúc đó là thợ máy trên chiến hạm được cử làm người kéo cờ đỏ biểu thị thái độ phản đối sự can thiệp vào nước Nga Xô Viết. Cuộc binh biến đã lan rộng ra toàn hạm đội Pháp và buộc bọn chỉ huy phải cho tàu về cǎn cứ.
* Ngày 18-4-1955, Hội nghị Á Phi đã khai mạc tại Bǎngđung Indônêsia, 29 đoàn đại biểu chính phủ các nước Á Phi là thành viên chính thức tới dự hội nghị. Thành phần đại biểu gồm nhiều vị đứng đầu chính phủ các nước Á Phi. Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ cộng hoà tham dự hội nghị do đồng chí Phạm Vǎn Đồng dẫn đầu. Chương trình nghị sự của hội nghị Á Phi gồm 5 mục:
- Hợp tác kinh tế.
- Hợp tác vǎn hoá.
- Quyền con người và quyền tự quyết.
- Vấn đề các dân tộc phụ thuộc.
- Đẩy mạnh phong trào hoà bình và hợp tác quốc tế.
Hội nghị tuyên bố: Chủ nghĩa thực dân với mọi hình thức biểu hiện của nó, là một tai hoạ, cần chấm dứt mau chóng. Việc áp bức và bóc lột là một sự phủ nhận những quyền cơ bản của con người, trái với hiến chương Liên hiệp quốc ngǎn cản sự nghiệp hoà bình thế giới và sự hợp tác quốc tế. Hội nghị lên án những chính sách và hành động phân biệt chủng tộc ở nhiều vùng rộng lớn châu Phi và nhiều nơi trên thế giới xâm phạm quyền con người, phủ nhận phẩm giá con người.