* Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tờ báo đầu tiên dành riêng cho phụ nữ và do phụ nữ chủ trương là tờ Nữ giới chung của bà Sương Nguyệt Ánh (Con gái nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu) xuất bản tại Sài Gòn nhưng tồn tại không lâu (từ tháng 2 đến tháng 9-1918). Hơn mười nǎm sau, 2-5-1929 Báo Phụ nữ tân vǎn - Một tờ báo đề cập tới các vấn đề phụ nữ và các vấn đề công tác xã hội - thời sự; ra số đầu tiên. Tờ báo nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng và đương thời được coi là tờ báo duy nhất phát hành trên cả 3 kỳ và có đông đảo độc giả. Báo Phụ nữ tân vǎn do bà Nguyễn Đức Nhuận xuất bản tại Sài Gòn. Đánh giá về tờ báo này, tác phẩm Chủ nghĩa Mác và Vǎn hoá Việt Nam đã viết: "Tờ Phụ nữ tân vǎn có khuynh hướng tiến bộ, đứng trên lập trường tư sản và dân tộc mà đề xướng vấn đề nữ quyền". Sau Phụ nữ tân vǎn, hầu khắp cả ba kỳ đều có báo dành riêng cho phụ nữ và trẻ em.
* Từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933, toà án Đại hình Sài Gòn đã mở một phiên toà lớn để kết án 120 chiến sĩ cộng sản và nói xấu Đảng ta.
Tên chưởng lý đọc cáo trạng và vu khống những người Cộng sản. Lập tức các đồng chí Ngô Gia Tự, Lê Vǎn Lương, Hà Huy Giáp và nhiều đồng chí đã đứng dậy phản đối, lên án kịch liệt chính sách phản động của đế quốc Pháp. Đuối lý, bọn quan toà ra lệnh cho mật thám, lính gác dùng dùi cui, xông vào đánh đập túi bụi, ngǎn cản không cho các đồng chí nói. Mặc dù không có chứng cứ, bọn quan toà vẫn vu cáo cho những người Cộng sản là "ǎn cướp, giết người, làm rối loạn trị an" và tuyên án 8 người tử hình (trong đó có các đồng chí Phạm Hùng, Lê Vǎn Lương...), 19 người bị khổ sai và tù đầy trung thân (trong đó có các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu, Hà Huy Giáp, chị Sáu nhỏ...), 79 người từ 5 đến 20 nǎm, cộng là 970 nǎm tù.
Vừa tuyên án xong, bọn quan toà đã vội vã rút ngay vì chúng hoảng sợ trước sự phản đối mạnh mẽ của các chiến sĩ ta.
Vụ án trấn động dư luận trong nước và dư luận Pháp, sau này được nhà vǎn tiến bộ người Pháp là Viôlét viết trong cuốn "Đông dương cấp cứu" đã gọi là "Vụ án 121".
* Ngày 2-5-1946, Chính phủ đã quyết định chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa. Đề Thám và Mê Linh.
Tiếp đó ngày 14-5-1946, Chính phủ lại có quyết định chia nội thành Hà Nội ra làm 17 khu, gồm có: Trúc Bạch, Đồng Xuân, Thǎng Long, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Vǎn Miếu, Quán Sứ, Đại Học, Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Đồng Nhân, Vạn Thái và Bạch Mai.
* 397 công nhân Cuba trong đội xây dựng mang tên Hồ Chủ tịch do Đảng Cộng sản và Chính phủ Cuba cử sang giúp nhân dân Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, đã đến Hà Nội ngày 2-5-1974. Toàn đội Hồ Chí Minh chia làm 5 phân đội mang tên Nguyễn Vǎn Trỗi, Lê Thị Hồng Gấm, Cù Chính Lan, Nguyễn Viết Xuân và Đại hội công đoàn Cuba lần thứ 13. 5 phân độ này đã xây dựng cho nhân dân ta đường sá, bệnh viện, trại chǎn nuôi, khách sạn ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh.
* Nhà vǎn Nguyên Hồng qua đời vào ngày 2-5-1982 ở Nhã Nam, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Ông sinh ngày 5-11-1918 tại Nam Định.
Nguyên Hồng vào đời sớm, vốn học vấn ở nhà trường ít ỏi, trí tuệ và tài nǎng của ông chủ yếu phát triển trong trường "Đại học của cuộc sống thực tế". Ông có niềm tin không gì lay chuyển được ở phía tích cực, phía ánh sáng của tâm hồn con người.
Tác phẩm chính của Nguyên Hồng là các tiểu thuyết: Bỉ Vỏ (1937), Những ngày thơ ấu (1938), Cửa biển (1961-1976).
Thế giới
* Người đầu tiên trong số những danh hoạ tạo nên nền nghệ thuật tạo hình kỳ diệu của thời phục hưng Italia là Lêôna đờ Vanhxi. Ông tiêu biểu hơn cả cho thời đại đặc biệt này ở tài nǎng đa dạng, nhất là điêu khắc và kiến trúc, ông còn là một nhà thực nghiệm khoa học, nhà toán học kiêm kỹ sư cơ khí. Những thí nghiệm của ông đóng góp phần không nhỏ trong sự phát triển khoa học kỹ thuật của châu Âu.
Lêôna đờ Vanhxi sinh nǎm 1452. Cuộc đời ông có nhiều biến động thǎng trầm. Nǎm 14 tuổi đã tham gia nghiệp đoàn thợ vẽ. Ngay từ những bức vẽ đầu tiên Vanhxi đã bộc lộ tài nǎng. Tranh của ông gần với hiện thực. Từ nǎm 29 tuổi ông chuyển sáng tác. Nổi tiếng là bức hoạ Đức mẹ trong hang, Bữa ǎn cuối cùng và đặc biệt là bức La Giôcôngdơ được mệnh danh là "nụ cười của các thời đại". Bức hoạ đã mở đầu cho nghệ thuật chân dung tâm lý trên thế giới sau này. Những nǎm cuối đời, vì những thí nghiệm về khoa học tự nhiên của mình, ông bị nghi là kẻ chống lại tôn giáo. Ngoài những tác phẩm hội hoạ, Lêôna đờ Vanhxi để lại cho hậu thế một công trình lý luận vô giá, đó là tập "Ghi chép về hội hoạ" do học trò ông tập hợp lại và xuất bản.
Lêôna đờ Vanhxi mất vào ngày 2-5-1519 tại Pháp.
* Sáng ngày 2-5-1945, Bộ chỉ huy quân Đức trong thành phố Beclin đầu hàng. Địch hạ vũ khí, trận công phá Beclin kết thúc bằng chiến thắng vinh quang của Hồng quân Liên xô.
* Toà án Quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã mở phiên toà chính thức đầu tiên tại Xtốckhôm, thủ đô Thụy Điển, ngày 2-5-1967.
Trước đó, theo sáng kiến của Huân tước Béctơrǎng Rútxen, ngày 15-11-1966, Toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam được thành lập tại Luân Đôn, Thủ đô nước Anh.
Béctơrǎng Rútxen là nhà triết học và là chiến sĩ hoà bình nổi tiếng người Anh, đã đấu tranh không mệt mỏi chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
* Vào tháng 5-1981, lần đầu tiên các thầy thuốc đã báo động về một bệnh suy giảm miễn dịch, gọi tắt là AIDS, là mối đe doạ lớn đối với mọi người. Đến tháng 1-1988, tuyên ngôn Luân Đôn nhấn mạnh:"Trong lúc chưa có vắcxin hay loại thuốc nào chữa được bệnh AIDS, thì loài người có thể phòng chống sự lan truyền của virut HIV bằng sự ǎn ở có hiểu biết và có trách nhiệm"