Một số sự kiện trong ngày 20 tháng 5:

00:00, 20/05/2015

* Đạo Thiên chúa được truyền giáo vào Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XVI. Cho đến đầu thế kỷ XX Giáo hội Việt Nam đã hình thành một số địa phận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Phát Diệm, Lạng Sơn... Tuy nhiên ảnh hưởng của Vaticǎng còn bị hạn chế. Để tǎng cường quyền lực của mình, từ nǎm 1923 giáo hoàng đã cử tổng giám mục Lơri sang điều tra về giáo hội Việt Nam. Và ngày 20-5-1925 giáo hoàng Piô-9 đã tấn phong chức Khâm sứ đầu tiên ở Đông Dương cho giám mục Agiuti. Nhưng mãi tới nǎm 1933 Linh mục Nguyễn Bá Tòng mới là người Việt Nam đầu tiên được thụ phong giám mục.

 

* Trước tình hình một số quần chúng và Đảng viên dao động do bị địch khủng bố, Xứ ủy Trung Kỳ đã chủ trương "Thanh Đảng" nhằm loại trừ những phần tử phản bội, tuy nhiên chủ trương này đã bộc lộ sai lầm tả khuynh. Ngày 20-5-1931 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ thị cho Xứ ủy Trung Kỳ. Bản chỉ thị đề cập một loạt vấn đề có tính nguyên tắc và lý luận xây dựng Đảng nhằm uốn nắn sai lầm của Xứ ủy Trung Kỳ, tǎng cường sức chiến đấu của Đảng và quần chúng.

Cuối tháng 5-1942 từ Pác Pó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc chuyển dịa điểm hoạt động xuống khu Lam Sơn (huyện Hoà Anh và huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng). Tại đây, Người đã mở lớp huấn luyện về lý luận và công tác Đảng cho cán bộ địa phương, chuẩn bị lực lượng cán bộ cho khu giải phóng sau này.

 

* Ngày 20-5-1948 ta mở hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 4 (miền Bắc - Đông Dương); Hội nghị đã nghe báo cáo thảo luận và ra nghị quyết về 6 vấn đề cụ thể: Về kế hoạch quân sự mùa hè dự đoán địch tiến công nhiều hơn phòng ngự để hỗ trợ việc lập chính phủ bù nhìn. Do đó kế hoạch đối phó của ta là tích cự bổ sung bộ đội, phát triển dân quân, cải thiện dân sinh. Hội nghị đề ra kế hoạch cụ thể về kinh tế - xã hội và vǎn hoá. Về công tác trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ công tác của Đảng. Hội nghị vạch rõ hướng tuyên truyền, cổ động, công việc tổ chức, tranh đấu, vấn đề cán bộ, vấn đề dân sinh, về công tác Việt Minh và Liên Việt và cuối cùng là tổ chức trong Đảng.

 

Thế giới

 

* Crixtốp Côlông (Columbus Christopher) là nhà hàng hải Itali, phục vụ triều đình Tây Ban Nha, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên qua Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ. Ông sinh nǎm 1451.
Sinh thời, Côlông thường có những suy nghĩ táo bạo và lãng mạn, luôn mơ ước vượt trùng dương tới những miền đât xa lạ. Nǎm 1476 ông đề xuất dự án vượt đại dương với vua Bồ Đào Nha, nhưng không được chấp thuận. Ông sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban Nha cấp kinh phí để thực hiện cuộc thám hiểm.
Ngày 3-8-1492, Côlông cầm đầu đoàn thuyền tìm đường sang Ấn Độ. Đoàn thuyền đến được quần đảo Bahama, Cuba, Haiti. Tháng 3-1493, đoàn thuyền trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể. Ông được vua phong phó vương và các thuộc địa ở Tân Lục Địa.

Sau đó Côlông còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Ǎngti và cả bờ biển trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng. Ngày 20-5-1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.

 

* Ônôrê đờ Bandắc, nhà vǎn hiện thực lớn của nước Pháp sinh ngày 20-5-1799. Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Tua nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp đại học luật khoa ông làm thông sự ở toà án. Sau thấy mình có thiên hướng viết vǎn, ông chuyển sang viết vǎn. Ông làm việc hết sức cần cù. Ông viết di viết lại, sửa chữa nhiều lần những trang bản thảo của mình. Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, quan sát cuộc sống và đọc sách tham khảo. Trong hơn 20 nǎm cặm cụi, ông đã viết tới 96 cuốn, tập hợp thành bộ sách mang tên "Tấn trò đời".
"Tấn trò đời" là bức tranh rộng lớn, đa dạng, miêu tả trung thực sinh động xã hội Pháp ở nửa đầu thế kỷ XIX. Bandắc đã lột trần những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Đối với giai cấp tư sản giàu có là hình ảnh đáng thương của những người bình dân chỉ mong muốn một cuộc sống yên ổn mà không được. Trong kho tàng đồ sộ này, các tiểu thuyết đặc biệt xuất sắc là "Miếng da lừa", "Ơgiêni Grǎngđê", "Lão Gôriô", "Vỡ mộng", "Trời không có mắt"...
Bandắc mất vào ngày 18-8-1850

 

* Nhân dân Cǎmpuchia lấy ngày 20 tháng 5 hàng nǎm là ngày cǎm thù chế độ diệt chủng Pônpốt.
Từ ngày lên cầm quyền (tháng 4-1975) đến ngày bị lật đổ (tháng 1-1979), trong 3 nǎm 8 tháng, 20 ngày, tập đoàn Pônpốt đã giết hại hơn 3 triệu người Cǎmpuchia, làm cho hơn 140 nghìn người bị tàn phế, hơn 200 nghìn trẻ bị mồ côi, hơn 600 nghìn ngôi nhà bị phá huỷ. Cơ cấu xã hội, nền vǎn hoá dân tộc, cơ sở kinh tế bị đảo lộn đến tận gốc rễ. Lý trí, tình cảm, nhân phẩm của con người bị chà đạp thô bạo nhất. Lịch sử dân tộc Cǎmpuchia bị đẩy lùi hàng thập kỷ.
Tội ác của tập đoàn Pônpốt bị toàn thế giới lên án, cǎm ghét và phỉ nhổ.