* Ngày 22-5-1946 Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt đã được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn là hội trưởng danh dự. Cụ Huỳnh Thúc Kháng là Hội trưởng, ngoài ra BCH Hội còn có 6 thành viên khác. Hội nhằm đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam yêu nước không phân biệt đảng phái, giai cấp xu hướng chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc trong một mặt trận chung, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Mặt trận Việt Minh lúc đó là một thành viên của Liên Việt.
* Nhà vǎn Ngô Vǎn Triện, bút danh Trúc Khê, sinh ngày 22-5-1901 tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông là người nhiệt thành yêu nước, nǎm 26 tuổi đã chủ trương đánh thực dân Pháp để giành độc lập cho nước nhà. Ông đã tham Việt Nam quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học làm đảng trưởng. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị bắt giam ở Hoả Lò (Hà Nội). Ra tù, ông chuyên sáng tác vǎn học và mở "Trúc khê thư cục". Ông chưa kịp lên Việt Bắc để tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp thì qua đời nǎm 1947. Các tác phẩm chính của Trúc Khê có: Tập thơ Chợ chiều, các tiểu thuyết Trǎm lạng vàng, Nét ngọc, Đò chiều, một số truyện danh nhân và nhiều cuốc sách biên thảo, dịch thuật.
* Ngày 22-5-1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh xác định "Vệ quốc đoàn là Quân đội quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà". Biên chế của Quân đội thống nhất theo từng trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, có chính trị viên từ trung đội trở lên. Hồ Chủ tịch dạy: "Trung với nước, hiếu với dân là một bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta". Trong thời gian này, Vệ quốc đoàn được chấn chỉnh tổ chức thành 25 chi đội ở Nam Bộ và 30 trung đoàn ở Bắc Bộ, Trung Bộ, tổng số quân lên tới gần chục vạn. Du kích và tự vệ cũng phát triển lên tới hàng triệu người.
* Ngày 22-5-1993, Chính phủ ta ra nghị định về việc thành lập Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân vǎn quốc gia.
Trung tâm này là cơ quan khoa học trực thuộc Chính phủ. Chức nǎng của Trung tâm là: Nghiên cứu những vấn đề khoa học xã hội và nhân vǎn trọng điểm của Nhà nước, cung cấp luận cứ khoa học để các cơ quan lãnh đạo định ra đường lối, chính sách xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học xã hội và nhân vǎn của cả nước.
Trung tâm khoa học xã hội và nhân vǎn quốc gia gồm có: Viện triết học, Viện xã hội học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Viện kinh tế học, Viện kinh tế thế giới, Viện sử học, Viện dân tộc học, Viện vǎn học, Viện nghiên cứu vǎn hoá dân gian, Viện ngôn ngữ học, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện tâm lý học, Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Viện thông tin khoa học xã hội, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam (bằng tiếng Anh).
Thế giới
* Ngày 22-5-1972 Tổng thống Mỹ Nichxơn chính thức đi thǎm Liên Xô, tiến hành hội đàm với tổng Bí thư L. Brêgiơnép. Nhân cuộc đi thǎm, hai bên đã ký nhiều hiệp ước về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, vǎn hoá và bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất là hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược SALT, đánh dấu giai đoạn hoà hoãn giữa hai siêu cường trên thế giới.