Nạn nhân chất độc da cam/dioxin là hiện thân của nỗi đau chiến tranh để lại. Hơn 40 đã trôi qua nhưng những vết thương không mảnh đạn ấy vẫn ngày ngày giằng xé, dằn vặt những nạn nhân nhiễm chất độc da cam và cả thế hệ thứ hai, thứ ba của họ. Vì vậy, xoa dịu nỗi đau da cam không là trách nhiệm của riêng ai…
Ông Dương Vũ Trụ (xã Mỹ Yên, Đại Từ) tâm sự: "Tuổi đã cao, sức thì yếu nhưng vợ chồng tôi vẫn phải lao động cật lực để duy trì cuộc sống, gia đình chưa một ngày bình yên bởi chúng tôi không chỉ sống cuộc đời của mình mà còn phải lo cho các con từ những việc nhỏ nhặt nhất. Đến lúc mình khuất núi, con sẽ sống ra sao..”
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 210 giúp đỡ gia đình nạn nhân Nguyễn Quang Hợp ở xóm Tân Mỹ 1 (xã Tân Quang, T.P Sông Công) cải tạo vườn cây ăn quả.
Đồng đội cũ đến thăm hỏi, động viên nạn nhân Nguyễn Đắc Cử ở tổ dân phố 16, phường Túc Duyên (T.P Thái Nguyên).
Những năm qua, các tổ chức, cá nhân luôn đã có nhiều hoạt động thiết thực tri ân, tặng quà nạn nhân chất độc da cam, giúp họ vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống.
Lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh trao tặng tiền xây nhà tình nghĩa cho cựu chiến binh Đinh Văn Mực, NNCĐDC ở xóm Đầm, xã Bình Thành (Định Hóa).
Tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn huyện Định Hóa, ngày 25-7.
Tỉnh đoàn phối hợp với Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đến thăm, khám sức khỏe tại nhà cho ông Ma Văn Tám, NNCĐDC ở xóm Chú 2, xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa.
Không thể nói hết được nỗi vất vả, nỗi đau khi ông Lưu Ánh Bình (ở xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ) hàng ngày chứng kiến đứa con mình sinh ra, lớn lên trong thiệt thòi, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc cha mẹ.
Không đầu hàng nghịch cảnh, nhiều nạn nhân đã vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Trong ảnh: Gia đình bà Lê Thị Hạnh Mùi (ở tổ dân phố 16, phường Túc Duyên, T.P Thái Nguyên) làm công việc tẩm quất cổ truyền để trang trải cuộc sống.
(Một số ảnh được chụp trước ngày 27-4-2021)