Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn liền với nhau trong tiến trình phát triển của các tộc người. Trong tiến trình đó, ngôn ngữ vừa là cái đặc trưng của dân tộc, vừa là cái phản ánh, bảo tồn, truyền tải các giá trị của nền văn hoá dân tộc, là phương tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người.
Theo ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ của người Việt có thể xếp thành các nhóm ngôn ngữ sau:
Thứ nhất là nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Á. Bao gồm nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: Gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt; Nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer: Gồm các dân tộc Khmer, Ba- na, Xơ- đăng, Cơ- ho, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru-Vân kiều, Cơ- tu, Gié- Triêng, Mạ, Khơ- mú, Co, Tà- ôi, Chơ- ro, Kháng, Xinh- mun, Mảng, Brâu, Ơ- đu, Rơ-măm; Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: Gồm các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y; Nhóm ngôn ngữ H'mông - Dao: Gồm các dân tộc H'mông, Dao, Pà Thẻn.
Thứ hai là nhóm văn hoá ngôn ngữ
Nhóm thứ ba là nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán Tạng: Gồm nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma: Gồm các dân tộc Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La; nhóm ngôn ngữ Hán: Gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.
Ngoài 3 nhóm văn hoá ngôn ngữ trên còn có một số ngôn ngữ khác được gọi là nhóm văn hoá ngôn ngữ Kađai: Gồm có các dân tộc Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
Trên đây là những nét cơ bản nhất về các các nhóm ngôn ngữ đặc trưng của người Việt.