Đó là một trong những đề xuất được đưa ra tại Hội nghị giao ban quý IV/2022 của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh với 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, được tổ chức chiều 9-1.
Theo đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh: Việc tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay của các tổ chức hội, đoàn thể và NHCSXH vừa giúp các hộ vay nâng cao ý thức sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, vừa giúp việc cho vay ở cơ sở được thực hiện đúng quy định. Việc kiểm tra cần được thực hiện cả với các tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại tốt để đánh giá đúng thực chất hiệu quả hoạt động…
Cán bộ Huyện đoàn Định Hóa thăm, kiểm tra một mô hình sản xuất của đoàn viên thanh niên ở xã Bộc Nhiêu có sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ảnh: T.L |
Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị NHCSXH xem xét xóa nợ đối với một số trường hợp tuy không thuộc diện đối tượng theo quy định nhưng trên thực tế không có khả năng trả nợ. Cùng với đó, tiếp tục đề nghị tỉnh quan tâm dành thêm nguồn vốn ngân sách và huy động từ các doanh nghiệp để ủy thác qua NHCSXH tỉnh thực hiện cho vay giải quyết việc làm, vì đây vẫn là nguồn vốn có nhu cầu vay rất lớn nhưng hiện mới đáp ứng được một phần nhu cầu, trong khi ngân sách Trung ương bố trí nguồn vốn này cho tỉnh còn hạn chế.
Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh, tính đến cuối năm 2022, tổng dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức hội, đoàn thể là 4.115 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 99,35% trong tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh, tăng 387 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh tiếp tục duy trì ở mức rất thấp, chỉ chiếm 0,045% trong tổng dư nợ.
Năm 2023, NHCSXH tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác phấn đấu mức tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ đạt từ 8% trở lên so với năm 2022; hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được Tổng Giám đốc NHCSXH và địa phương giao; 100% các khoản nợ đến hạn được xử lý theo đúng quy định…
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin